Bút Ký Giải Phẫu Có Thật: Sổ Điều Tra Của Một Pháp Y Về Nguyên Nhân Tử Vong

3. Pháp y giám định sai khiến chính anh ta bị hoán đổi thân phận với kẻ sát nhân
Từ ngày hôm ấy, số phận của bác sĩ pháp y bị trói buộc cùng một tử tù suốt 8 năm trời.

Có người cáo buộc anh ta tạo chứng cứ giả, có người nói anh ta không đáng tin. Một lỗi sai nhỏ, tử tù được thả, chính anh ta phải vào tù.

Chuyện này không chỉ can dự đến một bác sĩ pháp y, vụ án đằng sau đã thay đổi cả quy trình phá án của cả một khu vực.

Phòng xử án trống trải khiến bất cứ âm thanh nào cũng trở nên đặc biệt vang dội.

1.

“Bị cáo Điền Hoa phạm tội cố ý giết người, tử hình…lập tức thi hành”. Vị thẩm phán già tuyên đọc bản án cuối cùng xong cũng buông lệnh thi hành án tử hình trên tay xuống.

Là thẩm phán hình sự trung cấp có thâm niên lâu năm nhất, có thể hôm nay sẽ là lần cuối cùng ông ở trong phòng xử án.

Những người tham dự phiên tòa lục tục đi ra, thầm thì với nhau, tạo ra một loạt những tiếng "xì xào".

Đột nhiên, một tiếng hét lớn vang lên từ bục khai báo-----

"Tôi bị oan! Tôi không giết người!"

Mọi người dừng lại, vị thẩm phán già cũng ngạc nhiên ngẩng đầu lên, tất cả ánh mắt đều đổ dồn về phía người đàn ông đứng ở bục khai báo.

Vị thẩm phán già đã công tác hơn 30 năm nay, từng gặp hàng trăm tử tù, trải qua hàng trăm quá trình xét xử, những người này vốn đã biết trước kết quả, khoảnh khắc bị tuyên án, đa phần đều ngẩn người im lặng.

Nhưng bắt đầu từ khi bản án được tuyên đọc, người tên Điền Hoa này vẫn cứ lặp đi lặp lại một câu duy nhất: "Tôi bị oan! Tôi không giết người!"

Phòng xử án yên ắng đến đáng sợ, tiếng kêu oan vang vọng khắp nơi.

Hồ sơ vụ án mạng này dày mấy trăm trang, vị thẩm phán già không phải người thụ lý, giờ trong tay chỉ có lệnh thi hành án.

Điền Hoa bị lôi ra khỏi phòng xử án, hắn la hét đến khản cả giọng. Trong lòng vị thẩm phán già cũng càng lúc càng không chắc chắn.

Hôm nay ông ta vốn không phải người tuyên án, thẩm phán thụ lý vụ này đột nhiên đổ bệnh phải nhập viện, vị thẩm phán già sắp nghỉ hưu đến giúp đỡ làm "khách mời" một chuyến.

Chính vì sắp nghỉ hưu nên vị thẩm phán già không thể thừa nhận xảy ra án oan vào lúc này. Nhìn Điền Hoa bị xét xử, ông không đi cùng tới pháp trường, mà gọi Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát lại.

"Tôi lo vụ án có nhầm lẫn, đao hạ lưu nhân(*)!"

(*) Ý chỉ khi hành hình, giữ lại mạng sống cho kẻ tử tù.

2.

Lúc tôi nghe thấy câu "đao hạ lưu nhân" là vào hai tuần sau-----vụ án được tái thẩm(*).

(*) Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

Đẩy cửa phòng họp ra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát, nữ kiểm sát viên thụ lý vụ án đã đợi tôi rồi, họ còn đang tán gẫu, trông thấy tôi bước vào thoáng cái đã im lặng không nói gì nữa.

Bầu không khí trong phòng như đột ngột bị đông cứng lại, ba người ngồi nghiêm chỉnh đối diện với tôi.

"Mấu chốt của vụ án vẫn nằm ở chỗ pháp y Liêu, chúng tôi đến đây để xác nhận một vài chi tiết". Phó Viện trưởng lên tiếng trước với thái độ khách khí.

Hai năm trước, pháp y khám nghiệm trong vụ án Điền Hoa là đồng nghiệp của tôi, sau đó anh ấy được điều về quê, tôi tiếp nhận.

Không phải vụ án mình theo từ đầu, ít nhiều gì tôi cũng có chút thấp thỏm lo lắng, vì vậy ngày ấy khi nhận được tư liệu về vụ án, thứ tôi lật xem đầu tiên là chứng cứ.

Có vẻ như sau khi bị bắt Điền Hoa đã nhận ra điều gì đó, hắn được lấy khẩu cung hơn 9 lần, lúc đầu hắn còn nhận tội, nhưng khi vụ án vào tay tôi, hắn lại phản cung(*) hết lần này đến lần khác, thanh minh rằng mình vô tội.

(*) Phản cung là đưa ra lời khai lần sau ngược lại hoàn toàn, phủ nhận một phần hay toàn bộ lời khai trước đây mà bị can, bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác đã cung cấp trong quá trình điều tra, xét xử vụ án hình sự.

Mặc dù khẩu cung thay đổi liên tục, quá trình xử lý vụ án năm đó cũng có vài sai sót, nhưng may mắn thay, tại hiện trường có vết máu của Điền Hoa—--Đây là chứng cứ rõ ràng để định tội hắn.

Tôi tập trung tinh thần, tôi lấy ra hơn trăm tấm ảnh từ túi hồ sơ, sắp xếp từng tấm một, cả một bàn dài đã bị chiếm mất ⅔.

Nữ kiểm sát viên cầm một tấm lên, hỏi với giọng hơi nghi ngờ.

Tôi vừa giải thích vừa đưa thêm mấy tấm ảnh khác cho cô ta, đều đến từ hiện trường trung tâm vụ án.

Đó là một am ni cô hai tầng. Trong điện thờ ở tầng một có tượng Phật Bà Quan Âm bằng sứ vàng với khuôn mặt hiền hòa từ bi, mà hung thủ lại đại khai sát giới(*) trên đỉnh đầu Ngài—---

(*) Sẵn sàng giết chóc, khai tử những ai có mặt trong khu vực đó hoặc khi được giao nhiệm vụ giết người mà không màng quan tâm lo lắng đối thủ mạnh yếu ra sao, chỉ cần thỏa mãn sự khao khát – thèm muốn giết chóc của họ là được.

Hai ni cô ngã trên đất, áo tràng trắng tinh nay đã thấm đẫm máu tươi.

Một vị ni cô trong đó rõ ràng đã trải qua cuộc vật lộn, nhưng chỉ làm hung thủ bị thương nhẹ. Chúng tôi lấy được vết máu của “người thứ ba” trong phòng.

Hung thủ vô cùng tàn nhẫn, mỗi một dao đều là chí mạng.

Máu chảy không ngừng, dần loang ra nửa căn phòng, nhỏ giọt, thấm ướt cả sàn tầng hai.

“Vết giày dính máu” loang lổ khắp sàn, nhưng đều là của hai người bị hại. Để không lưu lại dấu vết, hung thủ đã cố ý cởi giày, hắn rất cẩn thận nhưng lại không biết tất của mình đã dính máu.

Thế nên, hung thủ đã để lại một “vết tất dính máu” rõ nét trên đường tới phòng.

Móc khóa của hòm công đức màu đỏ bị vứt bừa một bên, tiền trong hòm đã bị vét sạch, mấy tờ tiền lẻ vương vãi cũng chìm trong vũng máu này.

Đôi mắt hạnh(*) của Phật Bà Quan Âm khép hờ, nếu Ngài có linh hồn, nhất định là đang tĩnh lặng nhìn hung thủ rời đi.

(*) Mắt hạnh hay hạnh nhãn mắt tựa như hình dạng của hột hạnh, khóe mắt độn tròn, tròng đen và tròng trắng lộ ra khá nhiều. Chiều dài của mắt tương đối ngắn, vòm mắt rộng hơn và có hình dạng như hạnh nhân.

“Anh cần bổ sung thêm một vài chi tiết”. Xem xong chỗ ảnh, nữ kiểm sát viên quay về vị trí, cầm bút ghi chép gì đó.

Đối với án tử hình được tái thẩm mà nói, tôi biết sức nặng của lời này.

Từ sau “Vụ án giết người O. J. Simpson(*)”, trong nước cũng càng xem trọng chứng cứ tại hiện trường, lấy khẩu cung hay vật chứng bằng thủ đoạn phi pháp sẽ chỉ là “cây độc”, chỉ có thể đơm ra “quả độc” mà thôi.

(*) Vụ án giết người O. J. Simpson (chính thức gọi là Người dân của tiểu Bang California với Orenthal James Simpson) là một vụ xử án tội phạm hình sự diễn ra tại Tòa án Thượng thẩm quận Los Angeles, trong đó cựu ngôi sao của Liên đoàn bóng bầu dục quốc gia kiêm diễn viên O. J. Simpson đã bị xét xử về hai tội danh vì đã gây ra cái chết của người vợ cũ của mình ngày 12 tháng 6 năm 1994, Nicole Brown Simpson, và người phục vụ Ronald Lyle Goldman. ] Vụ án này được mô tả là vụ xét xử tội phạm hình sự công khai nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Tôi bắt tay nữ kiểm sát viên ở hành lang và chào tạm biệt. Trước khi đi, cô ta nhắc đến luật sư mới biện hộ vụ án này: “Anh ta đã thụ lý nhiều vụ án lớn, nghe nói rất khó đối phó, anh hãy chuẩn bị tâm lý đi cho tốt”.

Tôi nghĩ, vụ án này vốn đã có chứng cứ rành rành rồi, đổi luật sư khác thì cũng xoay chuyển được gì chứ? Tôi cười với nữ kiểm sát viên coi như cảm ơn ý tốt của cô ta.

Sau đó, tôi đã nhanh chóng bị vị luật sư mới đó phủ đầu.

3.

Trong suốt hai tuần ấy, tôi liên tục nhận được điện thoại của nữ kiểm soát viên vào sáng sớm, hỏi tôi những chi tiết tại hiện trường vụ án.

Nữ kiểm sát viên cho tôi biết một tin tức quan trọng, sau khi gặp Điền Hoa, luật sư mới đã đưa ra hàng loạt nghi vấn then chốt về vụ án.

Tôi hiểu, anh ta đang định bắt chước quá trình biện hộ của "Vụ án giết người O. J. Simpson". Cuối cùng vì thiếu bằng chứng nên vụ án này không thể kết án.

"Cơn sốt Simson" dấy lên trong giới chúng tôi giữa thời gian thẩm tra xét xử vụ Điền Hoa, mơ hồ như có mối liên hệ với vụ án của tôi vậy.

Quả đúng là giàu kinh nghiệm thụ lý những vụ án lớn.

Vị luật sư họ Tô này nắm rõ một điểm-----chỉ cần chứng minh được bằng chứng trong hồ sơ đều đáng ngờ thì anh ta sẽ có cơ hội biện hộ rằng đương sự vô tôi.

Lúc tôi tiếp nhận vụ án này cũng đã đọc đi đọc lại hồ sơ, có điểm đúng là rất trùng hợp, ví sự như quá trình Điền Hoa sa lưới.

Sau khi xảy ra án mạng, hắn không chạy trốn như những tên tội phạm thông thường mà vẫn lượn lờ qua mắt cảnh sát.

Chỗ đó là một khu công nghiệp, dân cư chủ yếu đều từ nơi khác tới, thường xuyên có tình trạng chưa quen mặt đã đổi người thuê mới. Điền Hoa trốn ở đây, gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều tra.

Thấy cảnh sát ít có động thái, hắn đã làm ra một chuyện chẳng ai ngờ tới: là nghi phạm giết người lại chạy tới nhà bạn trộm đồ, mà chỉ trộm có 300 đồng.

Cảnh sát đã đuổi tới và tóm được Điền Hoa.

Hắn không có nghề nghiệp ổn định, trộm cắp cờ bạc, tiền án tiền sự chồng chất, sớm đã nằm trong danh sách đen của cảnh sát từ lâu.

Anh Thắng, người phụ trách vây bắt, móc còng tay ra, vô tình nhìn thấy mấy chữ "Xưởng Khí tài An ninh núi Nga Mi Tứ Xuyên".

Anh ta chợt nhớ tới vụ án mạng ở am ni cô, hai ni cô bị giết hại chính là được những người buôn bán mời về từ núi Nga Mi.

Điều khiến anh Thắng tăng xông hơn nữa đó là tay Điền Hoa có một vết thương mới! Kết hợp với "Lịch sử đen tối" của con người này, trong đầu anh lập tức vang lên tiếng chuông cảnh báo, không chần chừ thêm giây nào nữa, túm ngay Điền Hoa đi xét nghiệm máu------

Kết quả, DNA của Điền Hoa hoàn toàn trùng khớp với vết máu của hung thủ lưu lại trong am.

Xử lý nhiều vụ án rồi nên thật ra kiểu này cũng không tính là trùng hợp ngẫu nhiên nữa. Điều tra thu thập chứng cứ ngày đêm, chúng tôi hơn hung thủ đâu chỉ ở vận may.dạng thế này cũng không phải trùng hợp ngẫu nhiên. Điều tra rồi thu thập chứng cứ ngày đêm, thứ chúng tôi hơn hung thủ đâu chỉ có mỗi vận may.

Còn về tại sao sau khi giết người xong còn dám "ra tay", Điền Hoa nói theo hai kiểu, trước hết là nói bạn nợ hắn mấy trăm đồng chưa trả, Còn tại sao lại dám “ra tay” sau khi giết người thì Điền Hoa có hai loại giả thiết, ban đầu hắn khai bạn hắn nợ hắn mấy trăm đồng chưa trả nên định đi lấy đồ gán nợ. Về sau, hắn lại không chịu thừa nhận nữa, nói người báo án có thù oán với mình, mình bị hãm hại.

Sự thay đổi thất thường của Điền Hoa, cố gắng của vị luật sư mới đều khiến tôi càng thêm thận trọng với những bằng chứng trong tay.

Rõ ràng đối thủ của tôi đã nhận thức được đây là vụ án ‘nhận tội là chết’.

Tôi phải loại bỏ từng nghi vấn mà luật sư đưa ra, khiến chứng cứ trở thành đinh sắt, đóng từng cây một để ghim chặt tội ác.

‘Cây đinh’ đầu tiên chính là hiện trường vụ án.

4.

Mở ổ khóa xong, tôi vươn tay đẩy cánh cửa sắt của am ni cô, bản lề đã hoen rỉ phát ra tiếng “kẽo kẹt” chói tai.

Tuy là am ni cô, nhưng nhìn bên ngoài lại trông giống một căn nhà hai tầng sơ sài.

Đất Quảng Đông có đông đảo tín đồ của Quan Thế Âm, nếu không phải xảy ra án mạng thì nơi đây cũng đã khói hương nghi ngút, thắp hương cao ngất, tàn hương tầng tầng lớp lớp rồi cũng nên.

Bây giờ nơi đây như bị bỏ hoang vậy. Một hai tháng đầu mở cửa, thỉnh thoảng sẽ có dân làng tới quét dọn, nhưng chẳng mấy chốc đã không còn ai đến thăm nữa.

Hai năm sau vụ án mạng, bụi bặm giăng đầy mọi ngóc ngách trong am, tôi đeo giày bước vào để lại một loạt dấu chân in rõ ràng trên mặt đất.

Đi vào tử cửa lớn là Phật đường ở tầng một, chính giữa điện thờ, bức tượng Quan Thế Âm bằng sứ vàng hơn một mét vẫn đứng sừng sững như xưa. Tượng Phật Quan Âm phủ đầy bụi nhưng vẫn giữ nét mặt từ bi như vũ.

Ngày ấy, vụ án mạng đẫm máu đã xảy ra chính ngay tại căn phòng phía trên Ngài.

Tôi vốn định giơ tay phủi phủi, nhưng lại chợt nhận ra chỗ này là hiện trường vụ án, không hợp lắm nên đành thôi.

Không biết lúc cầm dao đứng trước mặt Đức Phật Bà Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn, Điền Hoa có thoáng dao động nào như tôi không.

Nhìn quanh Phật đường đổ nát, tôi thở dài bước lên tầng hai, nơi sinh hoạt của hai vị ni cô, cũng chính là trung tâm hiện trường vụ án.

Mặc dù vết máu khắp sàn nhà đã được lau sạch nhưng vẫn lưu lại những vệt đen lớn thẫm dưới nền. Trên chiếc bàn dài chỉ trơ trọi một hộp khăn giấy.

Chính tại chỗ này, chúng tôi đã lấy được dấu vết máu nhỏ giọt của Điền Hoa.

Trên tầng hai có một cửa sổ ngang, những dấu vết ngoài cửa sổ giống như ai đó đã bám lấy leo lên. Từ ảnh chụp hiện trường ban đầu và dấu vết tìm được, có thể thấy Điền Hoa đã lẻn vào trong qua đường cửa sổ.

Nhưng vị luật sư mới lại chất vấn về điểm này.

Cửa sổ ngang này rộng 60cm, cao chưa tới 30cm, khung dẹt mà hẹp, phần ngoài không có gờ để chân------anh ta chất vấn, một người đàn ông trưởng thành có thể đi qua cửa sổ nhỏ hẹp như vậy không?

Lúc này, ô cửa sổ này đang ở trước mắt tôi.

Tôi đứng trên ghế, dựa sát vào ô cửa, phủi sạch bụi bặm.

Ngoài cửa sổ, một đồng chí công an dáng người xấp xỉ Điền Hoa ngừng lại vài giây, rồi mò mẫm bò vào trong cửa sổ, cố sức chui qua khe cửa nhỏ.

Không khí rất căng thẳng, tất cả mọi người đều nhìn chằm chằm vào ô cửa sổ ngang, đồng chí công an đang ở bên ngoài đối diện với tôi liên lục cựa quậy hông, dịch về phía trước. Nếu anh ta dừng lại và mắc kẹt thì có nghĩa là bằng chứng của tôi đã trực tiếp bị phủ định.

Xung quanh tĩnh lặng, ánh đèn màu đỏ của VCR nhấp nháy, máy quay hướng thẳng vào cửa sổ đã ghi lại toàn bộ những điều này.

5.

Đầu tiên là chân, rồi cả thân người, tôi buông lỏng nắm đấm của mình

sau khi đầu đồng chí công an chui qua thuận lợi.

Đồng chí công an này có thể chui qua một cách suôn sẻ, vậy thì Điền Hoa cũng có thể.

Dấu vết bụi bẩn lưu lại trên khung cửa lúc đồng chí công an bò vào giống hệt như trong bức ảnh chụp lại hiện trường, có nghĩa đây chính là cách hung thủ lẻn vào hiện trường, nhận định ban đầu của chúng tôi không hề sai.

Nghi vấn đầu tiên của luật sư đã bị đóng "đinh".

Chúng tôi thu dọn đồ nghề, chuẩn bị khóa cửa rời đi. Hàng chục người dân làng gần đó đã tụ tập ngoài cửa từ bao giờ.

Thấy chúng tôi đi ra, mấy người đứng trước đám người cúi đầu nói: "Chẳng phải đã tóm được thủ phạm vụ án rồi sao? Còn đến đây làm cái gì nữa?" Vừa nói, vừa liên tục liếc mắt nhìn chúng tôi, miệng không ngừng thầm thì: "Nghe nói tên Điền Hoa kia sắp bị xử bắn rồi lại hò hét kêu oan trên pháp trường, phía trên bảo phải điều tra lại".

"Có phải cảnh sát vu oan thật không nhỉ? Nghe vợ Điền Hoa nói hắn nhát cáy lắm, hoàn toàn không thể giết người được". Tôi nghiêng người bước đi giữa bàn tán của những người dân này.

"Ai biết, cảnh sát bây giờ ấy à ngoài xử phạt chúng ta ra thì có phá được án gì đâu chứ".

Dù tôi chỉ là pháp y, không xử phạt, cũng chẳng bắt người, nhưng tôi cũng là cảnh sát, mặc cảnh phục nên không thể phản bác.

Vừa về đến đơn vị, chỉ huy đã thông báo có tờ báo muốn phỏng vấn tôi về vụ án. Sau khi chuyện "đao hạ lưu nhân" xảy ra, phía truyền thông càng ngày càng chú ý coi trọng vụ án này.

Website đưa tin đã dành hẳn một trang riêng chuyên cập nhật về vụ án; phỏng vấn người thân của Điền Hoa xong các phương tiện truyền thông đại chúng lại tìm "chuyên gia" phân tích, ngay cả dân làng ở gần nhà Điền Hoa cũng bận rộn phát biểu cảm tưởng; thậm chí có nhà báo còn gọi thẳng vào số cá nhân của tôi để hẹn phỏng vấn.

Nhưng "Vụ án còn đang được điều tra, không thể công bố chi tiết cụ thể" là ý kiến mà trung tâm chỉ huy đưa ra. Tôi, với tư cách là người xử lý vụ án, ngay lúc này, chỉ có thể giữ im lặng.

Trông thấy các tin tức vô căn cứ đang dấy lên, bản thân lại chẳng thể nói gì, tôi chợt cảm thấy nín nhịn, như bị người ta lừa mà không đánh trả được.

Tôi từ chối những cơ hội phát ngôn ấy, cuối cùng cũng đến lượt vị luật sư mới của Điền Hoa, anh ta chủ động tìm nhà báo "tung tin". Trong một khoảng thời gian, chuyên mục văn hóa xã hội của khắp các báo lớn nhỏ đều đề cập về vụ án này.

Tôi cầm những tờ báo đó lên đọc, không nói gì, rồi lại gấp gọn cất về chỗ cũ.

Sau đó có người hỏi tôi thấy thế nào, tôi nói, chẳng cảm thấy gì cả. Lại có người hỏi tôi, tôi vẫn nói, không cảm thấy gì thật.

Làm pháp y bao nhiêu năm qua, tôi vẫn thích giao tiếp với xác chết hơn. Người sống quá phức tạp.

Khác với tôi, người luôn tránh né giới truyền thông, nghe đâu "luật sư Tô" này đọc được kỳ án "Đao hạ lưu nhân" này trên báo nên mới tự tìm đến.

Chẳng có gì khó hiểu cả khi mà kiểu vụ án "Đao hạ lưu nhân" này rất hiếm gặp. Anh ta đã copy tập tài liệu dày cộp rồi đến trại giam gặp Điền Hoa.

Các anh em ở trại giam kể rằng, lúc luật sư Tô đọc hồ sơ vụ án, Điền Hoa ngồi đối diện liên tục thanh minh, rồi chửi bới cảnh sát.

"Tôi không giết người!" Do lâu quá rồi không có người để tâm sự, nên khi gặp luật sư Tô, Điền Hoa chỉ lặp đi lặp lại một câu này thôi.

Luật sư Tô biết, chỉ lời khai "Chết cũng không nhận" này thì không đủ.

Anh ta đưa ra hai điểm nghi vấn về vết máu trên các tờ báo lớn-------làm sao chứng minh vết thương của Điền Hoa là từ vụ hành hung? Làm sao chứng minh vết máu tại hiện trường không phải do phía cảnh sát tạo ra?

Vết máu tại hiện trường chính là bằng chứng xác đáng định tội Điền Hoa. Sau khi chúng tôi bắt được hắn, cũng phát hiện vết thương trên ngón tay trỏ bên phải của hắn.

Nhưng theo như cách nói của luật sư Tô, Điền Hoa là kẻ nhát gan, thậm chí còn sợ máu, hắn thuận tay phải, nếu tay phải cầm dao thì khi ẩu đả bị thương phải là tay trái.

Còn về vết thương trên ngón trỏ bên tay phải của Điền Hoa, luật sư Tô nói đó là do Điền Hoa cắt sửa cây quýt trước khi bị bắt.

Luật sư Tô đang cạy mở toàn bộ nền móng của chuỗi bằng chứng-----vết máu mà Điền Hoa lưu lại tại hiện trường, chỉ cần lật đổ bằng chứng này thì tội danh giết người sẽ sụp đổ hoàn toàn.

6.

Tôi là pháp y, đùa nghịch với dao bao nhiêu năm nay đã hiểu quá rõ trò này rồi.

Trong tưởng tượng của người bình thường, tay không cầm dao sẽ dễ bị thương khi xảy ra ẩu đả.

Trên thực tế, do loại dao bình thường không có phần bảo vệ tay, lúc đâm chỉ cần chạm nhẹ vào xương, bàn tay cầm dao bị dồn lực rất dễ tuột ra, trong trường hợp này ngón trỏ có khả năng bị thương nhất.

Ni cô đánh nhau với Điền Hoa bị đâm nhiều nhát vào xương sườn, có nghĩa là khi hung thủ đâm, mũi dao nhất định đã gặp phải lực cản. Mà vết thương trên ngón trỏ bên tay phải của Điền Hoa là tổn thương điển hình do "hành vi đâm người" tạo thành.

Còn chuyện luật sư nói vết máu là cảnh sát đến rồi bôi lên, điều này hoàn toàn không thể.

Phóng to bức ảnh lấy mẫu máu ở hiện trường có thể nhìn ra dấu vết máu "nhỏ giọt"-------đây là hình dạng mà chỉ vết máu lỏng mới tạo thành được. Nhưng sau khi Điền Hoa bị bắt, chúng tôi chưa lấy máu của hắn.

Trong tay tôi chỉ có một tờ giấy lọc, phía trên là những chấm máu khô, căn bản không đủ để làm giả ngay tại hiện hiện trường.

Nhưng điều khiến tôi không ngờ là những lời này đã có thể lý giải phỏng đoán một cách rõ ràng, vì thái độ im lặng của tôi càng kích động sự nhạy cảm của thế giới bên ngoài về "Vụ án chấn động" này.

Vị luật sư họ Tô lạ mặt này, lúc này đây đang đối lập hoàn toàn với tôi, cán cân công lý của dư luận không ngừng nghiêng về phía anh ta.

Tôi chỉ là một bác sĩ pháp y, bàn giải phẫu mới là nơi tôi quen thuộc nhất, cầm con dao mổ bằng bạc số 24 bao năm, nay lại đột nhiên bắt tôi cầm mic nói, thật sự là quá khó.

Đối mặt với tiếng nói từ bốn phương tám hướng, tôi biết, chỗ dựa duy nhất của mình, chỉ có chứng cứ.

Nhưng tôi đã đánh giá thấp năng lực của "làn sóng" này, trong cuộc đối đầu tiếp theo đây, làn sóng vô hình ấy đã gần như nhấn chìm tôi.

7.

Ngày thứ 4 sau khi luật sư Tô "tung tin" với cánh truyền thông, thẩm phán Thẩm, đàn anh cùng trường tôi, đã gửi công văn của Tòa án cho tôi. Tôi nhìn chằm chằm tờ A4 mỏng tang suốt một phút đồng hồ.

Giấy trắng mực đen, yêu cầu trên công văn được viết rất rõ ràng—----lưu trữ, kiểm tra bản ghi chép DNA gốc và dữ liệu điện tử.

Bọn họ muốn lấy vật chứng khỏi tôi, giao cho bên thứ ba giám định.

Tôi liếc nhìn đàn anh, anh ấy vẫn mỉm cười, thái độ hòa nhã, lời nói ra lại là ra lệnh.

Tôi không được lựa chọn.

Tôi đã dự đoán được vụ án này sẽ có thêm bước kiểm tra đối chiếu vật chứng, nhưng hiện giờ tòa án đưa ra yêu cầu, rõ ràng không phải chỉ là một nghi ngờ đơn giản.

Đối với một pháp y, trình độ chuyên môn bị nghi ngờ không đáng sợ, chẳng ai toàn năng cả. Nhưng công văn này là lần đầu tiên trong sự nghiệp tôi đứng trước một cáo buộc tàn khốc—---làm giả chứng cứ!

Điều này càng khiến tôi khó chịu hơn là không phá được án.

Dưới sự chỉ đạo của đàn anh, những người được điều đến bắt đầu làm việc, ai cũng đang chụp ảnh, lật tìm mọi ngóc ngách.

Tôi đứng lặng người, như đang ở giữa tâm bão.

"Tách tách", tiếng chụp ảnh vang lên khiến thái dương tôi giần giật, như bị lột sạch quần áo vậy, toàn thân mất tự nhiên.

Giây tiếp theo, tôi ép mình nhấc chân, nhận lấy usb của tòa án, cứng nhắc đặt tay lên con chuột máy tính.

Ghi chép trên máy chủ cho thấy không hề có dấu hiệu sửa đổi dữ liệu, ba ngày trước khi Điền Hoa bị bắt, chúng tôi đã nhận được kết quả kiểm tra vết máu ở hiện trường.

Trừ phi chúng tôi xuyên không, nếu không những cáo buộc ngụy tạo bằng chứng của luật sư Tô đều hoàn toàn vô căn cứ.

Ra khỏi phòng máy ù ù, tôi dẫn đầu, cả nhóm người im lặng đi sang một tòa nhà khác. Chỗ đó là kho lưu trữ vật chứng.

Tôi bảo họ đứng ngoài cửa, đi xuyên qua từng hàng từng kệ trước mắt, quen đường quen nẻo mà lật tìm. Cuối cùng, tôi đã tự tay giao lại túi giấy Kaft đựng vật chứng quan trọng cho đàn anh.

Nhìn vật chứng sắp bị lấy đi, tôi không khỏi kích động, lớn tiếng nói: "Các anh có thể mang đi, nhưng phải để lại một nửa vật chứng cho tôi. Các anh không tin kết quả kiểm tra của tôi, tôi cũng không chấp nhận tin tưởng tổ chức thứ ba mà các anh lựa chọn!"

Tôi nói rồi ngẩng đầu lên, đón lấy ánh mắt của đàn anh, nhìn trực diện.

Tôi không ngại bổ sung thêm các loại tài liệu, cũng chẳng chống đối việc sửa đổi sai sót, chỉ không có cách nào đối diện với nghi ngờ về chuyên môn của bản thân.

Thời điểm bị nghi ngờ "ngụy tạo chứng cứ", tôi chợt hoảng loạn. Nếu dư luận xác nhận những việc vô căn cứ này thì điều chờ đợi tôi không đơn giản chỉ là sa thải.

Ngày trước có người nhận tiền để làm giả chứng cứ, vốn để khiến người ta đi tù, cuối cùng lại đưa chính mình vào đó.

Nghiêm trọng hơn là, chỉ cần sai kết quả giám định một lần thôi, về sau có đưa ra kiểm định cũng sẽ bị người ta chỉ trỏ xoi mói, bôi đen cả đội.

Trước khi xảy ra vụ án Điền Hoa không lâu, đội chúng tôi từng có một vụ oan sai, khi ấy không khí trong đội đã vô cùng căng thẳng rồi, nếu xảy ra một vụ tương tự như thế thì chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa.

Bây giờ, mẫu máu bị chia làm hai, tôi giữ một nửa còn lại.

Sau này, tôi sẽ chỉ tin tưởng chứng cứ trong tay mà thôi.

8.

"Chuyện gì thế này?" Đội trưởng đập tờ báo trên tay xuống bàn làm việc của tôi.

Trong chuyên mục xã hội, in đậm dòng tít-----"Vụ án 'Đao hạ lưu nhân' có tình tiết mới: Không phát hiện được DNA của kẻ tình nghi tại hiện trường".

Khoảnh khắc hàng chữ đen đó đập vào mắt, tôi chợt nhận ra, đây chính là "Đột phá mới nhất" mà luật sư Tô tìm ra.

Bài báo đưa tin, một nửa số tang vật tôi bị lấy đi đã được kiểm tra tại "Trung tâm giám định pháp y thuộc Đại học Trung Sơn", trong đó không phát hiện được DNA của Điền Hoa trên mẫu tang vật số 4.

Tôi không hề bất ngờ trước kết quả xét nghiệm này. Tòa án đâu chỉ là một nửa tang vật, kết quả kiểm tra không lý tưởng cũng rất bình thường.

Đây chính là lý do tôi yêu cầu được giữ lại một nửa vật chứng.

Mặt khác, cả tờ báo đều chỉ nhấn mạnh đến mẫu số 4 không xét nghiệm được, chẳng đề cập chút nào đến các kết quả kiểm tra khác. Cuối bài còn kết luận: những báo cáo xét nghiệm trước đó của phía cảnh sát đều sai, không đủ hiệu lực pháp lý.

Tôi ngẩng đầu lên, hít sâu một hơi, nhìn đội trưởng: "Một mẫu kiểm tra không lý tưởng hoàn toàn chẳng thể lật đổ những kết luận giám định trước đó".

Tôi tin vào bản thân, càng tin tưởng một nửa chứng cứ trong tay mình.

Giờ tan làm, tòa nhà thí nghiệm vắng lặng không một bóng người, chỉ còn lại phòng thí nghiệm của tôi và phòng bảo vệ trực ban là còn sáng đèn.

Tôi mở cửa cấm, lấy vật chứng mang vào phòng thí nghiệm, bật máy quay lên-----

Tôi cẩn thận cắt túi niêm phong, rồi lấy ra ba cây tăm bông chứa DNA của Điền Hoa ra.

Giờ nó chỉ còn một nửa, máu dính trên đó không nhiều, thậm chí có một mẫu chỉ lờ mờ thấy được vệt hồng nhàn nhạt.

Tôi nín thở, cẩn thận cắt toàn bộ đầu tăm bông còn dính máu, nhỏ dung dịch thuốc thử DNA, nhìn chằm chằm ống nghiệm trong suốt toàn bộ quá trình.

Việc duy nhất tôi có thể làm bây giờ chỉ là kiên nhẫn chờ đợi.

Đêm khuya là thời điểm thích hợp nhất để xét nghiệm, chẳng có những tiếng bàn tán ồn ào, chẳng có đám người nhốn nháo hỗn loạn. Bốn bề tĩnh lặng, chỉ có tiếng dòng điện lưu của bóng đèn sợi đốt trên đỉnh đầu.

Nhìn ra từ khung cửa sổ phòng thí nghiệm, ngoài ánh sáng của những chấm sao nhỏ xa mờ, chỉ còn ảnh ngược của mình tôi phản chiếu qua lớp kính thủy tinh.

Tòa án đã ủy thác cho bên thứ ba tiến hành giám định, kết quả xét nghiệm của tôi sẽ không được dùng làm tham khảo. Lần xét nghiệm này chỉ vì tôi muốn cho mình một câu trả lời.

Nửa đêm, đã qua 6 tiếng đồng hồ kể từ khi tôi nhỏ thuốc thử, tôi ấn mở biểu đồ, bắt đầu đối chiếu từng chút một.

Ngoài cửa sổ tối như mực, đèn trong phòng trực ban cũng chẳng biết đã tắt từ bao giờ.

Đối chiếu tất cả xong xuôi, tôi tắt ngọn đèn cuối cùng của tòa nhà, cầm kết quả xét nghiệm, đóng của phòng thí nghiệm lại.

Kết quả tôi làm ra lúc này khớp với kết quả xét nghiệm ban đầu—--trình tự DNA giống hệt của Điền Hoa.

9.

Đi qua hai cánh cửa sắt, tôi lẳng lặng đứng đó, chờ đợi.

Đây là một gian phòng nhỏ chưa tới 10m2, được một thanh lan can bằng sắt chia làm đôi. Đối diện tôi đặt một chiếc ghế sắt, bốn chân bị cố định chặt trên đất.

Tôi ở chỗ này chờ Điền Hoa tới.

Đây là lần đầu tiên tôi gặp người đàn ông này sau sáu năm tiếp nhận vụ án.

Điền Hoa khai trong biên bản ban đầu là hắn đeo găng tay lẻn vào am, sau khi giết người thì ném hai thứ xuống đoạn mương bên cạnh—---đó là găng tay và dao.

Nhưng đáng tiếc là sau đó chúng tôi không phát hiện được hai vật chứng then chốt này.

Không có hung khí, không có dấu vân tay, muốn “đóng” chặt tội ác của Điền Hoa, tôi vẫn thiếu một chiếc “đinh” nữa, mà mục đích của lần gặp này chính là lấy được nó từ trên người Điền Hoa.

Mặc dù không có dấu vân tay nhưng hung thủ đã để lại vết tất rõ ràng tại hiện trường.

Trong đội đã đưa ra ý kiến dấu chân là của Điền Hoa.

Nhưng sau khi đọc hồ sơ vụ án luật sư Tô phát hiện trong hai giám định viên ký tên, chỉ có một người đủ tiêu chuẩn giám định dấu chân, nhưng hai người lại cùng ký tên vào báo cáo khám nghiệm nên báo cáo đó vô hiệu.

Lần này, tôi đã liên hệ với chuyên gia giám định dấu chân của Tỉnh để đưa ra báo cáo khám nghiệm, đích thân tôi sẽ lấy dấu tất của Điền Hoa.

Vì cần hắn hợp tác nên tôi không nhốt hắn ở đầu kia vách ngăn, chỉ để hắn bị còng tay còng chân ngồi giữa phòng giám sát.

Tôi quan sát người thanh niên trước mắt, cao chưa tới 1m65, nặng khoảng 55kg, người đàn ông hứng chịu sóng gió dư luận giống tôi mấy ngày qua lại gầy còm thế này đây.

Bọng mắt thâm quầng, khóe miệng trễ xuống, bộ dạng tầm thường, thoạt nhìn chẳng giống một tên bạo lực hung ác gì cả. Bộ quần áo tù nhân rộng thùng thình trên người hắn, tạo cảm giác hốc hác trống rỗng.

Một người vừa quay đi là sẽ dễ dàng bị lãng quên lại tàn nhẫn cướp đi hai sinh mạng.

Anh ta nhìn khuôn mặt xa lạ của tôi đầy nghi ngờ, lời nói lấc cấc, vừa mở miệng đã biết là kẻ lõi đời.

"Sir, lại đến dằn vặt gì nhau thế?"

"Lấy dấu chân, hợp tác đi". Tôi ra hiệu cho giám thị trại giam mở cùm chân cho hắn, lấy hộp mực và giấy trắng đã chuẩn bị sẵn, còn cả một đôi tất ra.

"Có thuốc không? Cho một điếu đi?" Hắn giơ hai tay ra, lờ đờ uể oải đòi tôi.

"Không có, tôi không hút thuốc". Tôi cúi đầu, lẩn tránh đôi mắt đục ngầu kia.

"Ngày trước đã làm rồi còn gì? Sao vẫn phải lấy nữa?" Hắn duỗi đôi tay bị còng qua nhận lấy tất tôi đưa, chậm chạp đeo vào.

Nhìn hắn đeo tất đến mức dúm dó, tôi giơ tay vuốt phẳng giúp hắn: "Lúc cần thông báo, anh tự khắc sẽ biết". Tôi vẫn cúi gằm mặt.

Tôi trải một tờ giấy trắng trên mặt đất, bôi đều mực lăn đen lên bàn chân hắn, sau đó để hắn giẫm lên giấy. Dấu chân màu đen hiện ra trước mắt, hoàn chỉnh, rõ nét.

Sau khi kiểm tra xong hình dạng mẫu dấu chân, tôi nhìn thẳng vào mắt hắn, bình tĩnh nói: "Anh tưởng kêu oan là có thể lật lại bản án ư?"

"Ít ra tôi vẫn còn sống". Điền Hoa lột tất ra, tiện tay vứt sang bên cạnh, phất tay, cúi đầu trả lời tôi.

"Biết rõ kết quả, chờ lâu như thế không khó chịu à?" Ánh mắt tôi vẫn chẳng suy suyển.

Chắc là cảm nhận được tôi vẫn đang nhìn mình chằm chặp nên hắn đứng thẳng người dậy, hơi nhếch cằm, nói đầy khiêu khích: "Sao khó chịu bằng lúc bị các người xét xử?"

Đối diện với lời chỉ trích của hắn, tôi ổn định tâm trạng, mở miệng nói: "Quá trình thẩm vấn đã được giám sát, người anh cũng chẳng có vết thương nào, rõ ràng không hề tra tấn bức cung".

Điền Hoa chẳng nói gì nữa, tôi ra hiệu cho giám thị giải hắn đi. Nhìn hắn lại bị còng chân lần nữa, tôi lắc cái túi trong tay: "Tôi có bằng chứng".

Hắn quay ngoắt lại, trợn trừng mắt hét về phía tôi: "Tôi không giết người! Là các người đổ oan cho tôi, tôi sẽ không nhận đâu!" Nói xong bước từng bước vào phòng giam, còng chân ma sát với mặt đất, tạo ra tiếng xoạch----xoạch-----

Các chứng cứ của vụ án đã được chuẩn bị đầy đủ, tôi và Điền Hoa chờ đón lần đối đầu quan trọng nhất.

10.

Tần suất gọi điện của công tố viên từ mười mấy lần một tuần rút ngắn còn vài tuần một lần, dấu hiệu này cho thấy chứng cứ càng ngày càng hoàn thiện.

Điền Hoa cũng càng ngày càng gần với phán quyết cuối cùng.

Ngày đó đến, tòa án sẽ đối chất kết quả giám định DNA, dấu tất của Điền Hoa trước tòa.

Tôi không thể xuất hiện trên tòa với vai trò giám định viên, nhưng đã sắp xếp công việc, định sẽ đi dự thính. Mặc dù tôi tự tin với kết quả xét nghiệm nhưng vẫn chưa thể thả lỏng.

Những bài báo dạo gần đây tràn ngập đủ loại giả thiết phỏng đoán, đây là cơ hội lật án cuối cùng của Điền Hoa, luật sư Tô nhất định sẽ dốc toàn lực. Nếu thẩm phán bị ảnh hưởng bởi dư luận, luật sư lại đưa ra những lập luận phân tích bất lợi thì tôi vẫn phải đối mặt với thách thức.

Đinh đóng có chặt được hay không vẫn phải xem lần cuối cùng này.

Buổi sáng diễn ra phiên tòa, tôi nhận được điện thoại của đội trưởng, có án mạng bất ngờ xảy ra phải tới hiện trường.

Tôi thử cố gắng nhưng giọng điệu của đội trưởng ở đầu bên kia thật sự khó khăn: "Giờ không còn ai cả, cậu đi đi".

Tòa án xét xử ngay cạnh Cục công an, cách đó chưa tới 200m. Ở nơi đó có ba sinh mạng và danh dự nghề pháp y đang bị đe dọa.

Còn chưa kịp do dự, tôi đã đi hướng ngược lại, đuổi tới hiện trường án mạng ngay lập tức. Bỏ lỡ phiên tòa xét xử Điền Hoa hôm ấy.

Khi tôi mệt lử người từ hiện trường về đến phòng làm việc đã là buổi chiều.

Đồng nghiệp phòng Pháp chế đi dự thính nói cho tôi biết quá trình xét xử-------

Công sức vất vả cố gắng chui qua cửa sổ ngang của đồng nghiệp không hề uổng phí, thử nghiệm leo vào đã được cho phép;

Tôi tận mắt trông thấy giám thị trại giam đeo tất giúp Điền Hoa, dấu chân lấy xong cũng được tiếp nhận;

Người giám định vết máu của bên thứ ba, giáo sư trường đại học Trung Sơn với tư cách là chuyên gia nhân chứng, ra tòa tiếp nhận chất vấn.

Ông ta giải thích với luật sư Tô tại tòa rằng không xét nghiệm được DNA trong mẫu số 4 là vì lượng máu quá ít, còn kết quả của hai mẫu khác giống với ban đầu.

Chiếc đinh cuối cùng còn treo lơ lửng đã được ghim xuống. Dù qua bao nhiêu năm, qua bao lần thẩm vấn, những bằng chứng này vẫn đủ để đóng tội ác.

Nghe tình hình xét xử xong, tôi thở dài một hơi, không nói nổi thành lời.

Tôi ngẩn người hồi lâu giữa hành lang trống trải, xoay người trở về phòng làm việc, nằm trên sofa đánh một giấc.

11.

Trải qua quá trình xét duyệt án tử của tòa án sơ thẩm, phúc thẩm, tối cao dài đằng đẵng, từ "Đao hạ lưu nhân" tính ra cũng đã sáu năm rồi.

Thỉnh thoảng tôi vẫn sẽ nghe được tin tức liên quan đến vụ án, Điền Hoa vẫn kiên trì kêu oan, nhưng vẫn kiên trì kêu oan, nhưng truyền thông lại chẳng còn cho hắn lên mặt báo nhiều nữa.

Luật sư Tô gặp khó khăn, bình thường luật sư theo một vụ án mạng phải mất hai năm trời, mà anh ta không thể ước tính nổi vụ Điền Hoa bao lâu nữa mới được tái thẩm.

Cuối cùng, sau phiên phúc thẩm diễn ra năm thứ 4, luật sư Tô đã từ bỏ vụ án này.

Những gì truyền thông và công chúng cần chỉ là trần ai lạc định(*), tôi và các công tố viên vẫn đang từ từ hoàn thiện hồ sơ vụ án.

(*) Bụi trần lắng đọng, ý chỉ một chuyện trải qua bao sóng gió cuối cùng cũng đến hồi kết.

Bản thuyết minh bổ sung tình tiết vụ án thêm các loại tài liệu khác nhau cũng gần trăm trang, vì hư hỏng nên túi đựng hồ sơ đã phải thay 3 lần.

Trên bàn làm việc của tôi, chất từng chồng hồ sơ, chỉ có hồ sơ vụ án Điền Hoa là được cất trong ngăn kéo tủ của tôi 6 năm trời.

Mặc dù đối đầu hết lần này đến lần khác khiến tôi mệt mỏi kiệt sức, nhưng sau vụ án này, quy trình điều tra trong nội bộ chúng tôi đã trở nên nghiêm ngặt hơn không ít.

Chúng tôi sẽ truy tìm nguồn gốc của vật chứng đến cùng, các bộ phận thống nhất một vật chứng duy nhất, phàm là vật chứng thu thập được từ hiện trường đều nhất định được quay chụp đặc tả chi tiết.

Ai mà biết có ơ chứ.còn xuất hiện một Điền Hoa thứ hai hay không cơ chứ.

Hôm kết thúc vụ án, tôi gọi người anh em trinh sát cùng trực ban với mình đi ăn. Tôi nâng cốc coca cạn với anh Thắng, cảm khái khoảng thời gian qua dai dẳng như “8 năm kháng chiến chống Nhật” vậy, anh ấy tiếp lời nói: “Thật ra đã định sẵn từ trước rồi”.

Anh Thắng lại nhớ tới lúc tóm được Điền Hoa 8 năm về trước, trên chiếc còng tay Điền Hoa có in dòng chữ “Xưởng Khí tài An ninh núi Nga Mi Tứ Xuyên"

Quảng Đông cách Tứ Xuyên cả ngàn dặm, nhà máy cung cấp khí tài cho chúng tôi không phải đến từ Từ Xuyên, chiếc còng số 8 này chắc là anh em nào đi công tác phá án ở thấy nên mang về.

Nhìn vòng cung bạc phản chiếu trên chiếc còng, anh Thắng lại nghĩ tới hai vị ni cô bị sát hại. Họ đã xuống tóc tu hành ở núi Nga Mi Tứ Xuyên.

Giết đệ tử của núi Nga Mi, lại bị còng bởi còng tay của núi Nga Mi.

“Ông trời cũng sẽ không tha cho hắn”.

Tôi đặt cốc xuống, ra hiệu bảo anh Thắng nhìn tờ báo trên bàn, tôi cố tình gấp một trang để anh ấy đọc.

Bức ảnh của Điền Hoa thoáng đập vào mắt, cái người la hét bị oan trên tòa 6 năm trước, giờ đang mặc áo sọc kẻ của trại giam, bị còng tay, khuôn mặt tàn tạ. Bên cạnh có kèm thêm tin tức mới nhất về vụ án Điền Hoa—---

“Qua quá trình thẩm tra lại vụ án ‘Đao hạ lưu nhân’ từng gây chú ý 6 năm trước, chiều ngày hôm qua bị cáo Điền Hoa đã bị tòa kết án tử hình lần thứ hai, lập tức thi hành sau khi phán quyết”.

Lần này, không bị oan, cũng chẳng có đao hạ lưu nhân, Điền Hoa đã nhận được hình phạt thích đáng. Cuối cùng tôi cũng có thể đặt tập hồ sơ của vụ án này vào vị trí nó nên ở 8 năm trước rồi.

Đêm đã về khuya, nhìn đèn đuốc sáng trưng ngoài ô cửa sổ.

Tôi tắt đèn bàn làm việc, đêm nay sẽ là một đêm bình yên, ngon giấc.
Chương kế tiếp