Thập Niên 60 Gả Cho Đầu Bếp

Chương 62: Dọn tuyết
Có ý định này Vương Linh Linh ngồi dậy khỏi giường lấy bút và giấy viết thư cho Triệu Quân.

Việc phân gia phải dựa vào sự quyết định của Triệu Quân, nhưng Vương Linh Linh cảm thấy Triệu Quân sẽ không đồng ý. Cả nhà đều dựa vào số tiền lương của anh ta cho nên anh ta có thể vui vẻ phân gia?

Vương Linh Linh chọn những từ ngữ để viết một bức thư dài cho Triệu Quân, nói bản thân mình chịu tủi thân biết bao nhiêu còn nói hai đứa nhỏ đi theo Triệu lão thái bị thế nào nhỉ à ngay cả cái trứng gà cũng không được ăn!

Viết thư xong Vương Linh Linh chuẩn bị chờ ngày mai lên trên trấn gửi thư này đi đến chỗ của Triệu Quân.

Cô ta nhất định phải phân gia!

Tuyết lớn vừa dứt, Từ Sương liền đốt giường đất trong nhà, hơi ấm từ giường đất xông lên xua tan đi cái lạnh băng giá của mùa đông.

Từ lão thái ăn xong cơm trưa rồi về nhà, bảo với Từ Sương trưa mai sẽ qua đây ăn nữa, vì thế trong nhà sẽ có ba miệng ăn.

Nhưng nói là dọn cho ba miệng thì Từ Sương không muốn để mẹ mình chịu thiệt nên buổi chiều vội vàng hấp một nồi màn thầu, đưa cho Từ lão thái hơn nửa. Sau đó lại đưa dưa muối ngâm và chén cháo.

Buổi tối mùa đông trời tối sớm, Từ Sương lấy củ mài và trứng gà để làm canh, màn thầu thêm dưa muối, hấp lên ăn cơm tối.

Mới vừa cơm nước xong, đã nghe thấy cửa mở ở cách vách.

Tiếng loảng xoảng vang lên, một lúc sau nghe thấy Vương Diệu Tông oán giận: “Lạnh chết con rồi! Nhanh chóng đốt giường đất đi, để cho con cái chậu than với.”

Lý Xuân Quyên vội vàng nhóm lửa, mấy ngày nay không về nhà nên trong nhà chẳng khác nào hầm băng.

Cách vách đốt giường đất sau đó vang lên tiếng cãi cọ rồi nấu cơm. Bỗng nhiên nghe thấy Lý Xuân cao ngạo nói gì đó.

Vương Anh cười khúc khích, ghé sát bên tai Từ Sương nói nhỏ: “Anh có cảm thấy bác gái của tôi có tiếng hét như tiếng gà gáy hay không?”

Giọng nói bất ngờ vang bên tai.

Từ Sương không biết vì sao lại giống tiếng gà thét nhưng ngay lập tức liên tưởng đến tiếng kêu to của gà mái: “Đúng là có hơi giống.”

Lý Xuân Quyên kêu to như muốn điên lên: “Thịt của tôi đâu? Thịt tôi để trong tay nải đâu rồi?”

Miếng thịt này là Lý Xuân Quyên giữ để chờ con trai về ăn, trong nhà được chia thịt heo, một nửa là mỡ heo một nửa thì chờ Vương Diệu Tông về để làm thịt xào ớt cay.

Đúng lúc này miếng thịt lại biến mất không có dấy vết, cả người Lý Xuân Quyên nóng lên.

Vương Vĩnh Thuận nhìn đã biết được nguyên nhân: “Có phải đầu bà bị ngấm nước hay không? Thịt mà bà cũng dám để bên ngoài! Kiểu đó không bị mèo tha đi mới lạ!”

Trong thôn có mèo hoang, con mèo hoang đó toàn đi rình lúc người ta không chú ý mà cuỗm đồ đi mất, nếu không bảo quản tốt thì đồ của mỗi nhà sẽ bị lấy đi không ai biết.

Nhưng cũng chính vì thế mèo hoang thích vào nhà bếp nhất bởi vị nhà ai không để đồ ở chỗ tốt nhất định sẽ bị nó ngậm đi.

Lý Xuân Quyên hốt hoảng, trước đây bà ta dùng nhà bếp của Vương Anh, cửa rắn chắc, lại là nhà trệt nên chỉ cần đóng cửa sổ là được.

Giờ đổi qua bếp nhà mình nhưng bà ta vẫn bị quên mất cứ cho là mình đã đóng cửa tủ cẩn thận.

“Thịt của tôi!”

Miếng thịt nặng hai cân chứ có ít gì?

Vương Vĩnh Thuận cũng đau lòng nhưng ông ta đau lòng thì có thể làm được gì đây?

Trong khoảng thời gian này đầu tiên là mất tiền, tiếp theo là thịt, sao ông ta toàn gặp xui xẻo thế?

“Đừng khóc nữa! Nhanh chóng đi nấu cơm đi!”

Ngày vào đông, nói khô khan thì đúng là khô khan thật, tuyết rơi mãi không hết, không biết có phải do địa thế của đại đội 7 nằm tựa vào chân núi hay không, mà sang ngày tiếp theo tuyết rơi đọng lại đã cao ngang ngửa người rồi.

Sáng hôm sau Vương Anh thức dậy, thấy trước mắt là cảnh tuyết rơi trắng xoá mới cảm nhận được cái gì gọi là tuyết bao phủ khắp núi, nói tuyết đọng khắp nơi cao hơn đầu người khiến người ta bị mắc kẹt giữa đống tuyết thì có hơi quá, nhưng đường xá trên núi ngoằn ngoèo, ai mà biết được nơi nào tuyết dày, nơi nào tuyết sâu.

Biết đâu hụt chân một cái là lún sâu vào hố tuyết, sau đó một cơn gió lớn thổi qua đã có thể chôn vùi người ta xuống dưới đáy hố.

Về việc này, Từ lão thái có nói qua, tình hình mấy năm nay cũng đỡ hơn nhiều: “Ngày trước ở đây đất hoang đồng cỏ làm gì có đường, sau này mới tập hợp người lại khai khẩn mở một con đường nhỏ thông sang thị trấn ở xã bên cạnh, bằng không mấy năm nay tuyết rơi như thế này thì có muốn đi đâu cũng không đi được.”

Lỡ như giờ mà gặp phải chuyện cấp bách, thì đành chọn ngày tuyết không rơi để lên trấn, chỉ là vẫn có chút khó khăn.

Từ lão thái đã từng tuổi này rồi, chứng kiến biết bao sự thay đổi của thời thế, cuộc sống mỗi ngày một tốt hơn, bà vẫn có lòng tin với tương lai mai này: “Sau này, nói không chừng là còn mở rộng đường lớn nữa, tới lúc ấy có lẽ không cần phong tỏa mất cả một mùa đông nữa rồi.”

Có phong toả hay không thì cũng thế thôi, vẫn trì hoãn Từ Sương đi làm, dù có đường đi trong mùa đông thì người trong đại đội cũng không ra ngoài.

Vì trời lạnh quá mà.

Mùa đông đến, việc đồng áng tạm thời gác lại, không có việc gấp phải ra đường, chi bằng ở nhà làm tổ cho ấm người.

Trận tuyết đầu mùa không dài, nhưng gió rất to, chẳng đến mấy hôm là cả đại đội như được bao phủ dưới lớp chăn dày, tuyết trắng xoá đến mức mắt người có thể nhìn rõ trong đêm.

Nhân lúc tuyết chưa đọng thành lớp dày, trong đại đội nhanh chóng đến gọi người.

Bởi vì năm nay Từ Sương không đi làm, nên là Điền Hữu Phúc sắp xếp nhiệm vụ chia việc cho anh.

Từ lão thái ngược lại rất hiểu lòng người: “Hữu Phúc là người phúc hậu.”

Chuyện của Từ Minh mặc dù đã bị lờ đi, nhưng suy cho cùng đó không phải là chuyện dễ nghe. Thêm chuyện tranh cãi ì xèo lúc kết hôn cùng Vương Anh, có một số người bàn tán xì xầm rằng Từ Sương chỉ được cái mã bề ngoài.

Đại đội phân cho anh chỗ ở tốt, có công việc ổn định trên trấn, còn cưới được một cô vợ giỏi giang.

Thế quái nào mà chuyện tốt gì cũng đều xoay quanh Từ Sương?

Năm này, cuộc sống quá êm đềm cũng không phải là chuyện đáng mừng.

Sẵn tiện mùa đông này Từ Sương có ở nhà, Điền Hữu Phúc cố ý rủ Từ Sương đi cùng làm công việc lặt vặt này kia, tránh cho người khác rỗi hơi tìm chuyện soi mói.

Vả lại, Từ Sương vừa tốt nghiệp đã theo sư phụ học nghề rồi về tiệm cơm làm việc, nên mối quan hệ đối với các nhà khác trong đại đội không tính là thân quen. Điền Hữu Phúc muốn nhân cơ hội này để Từ Sương tạo mối quan hệ tốt với bà con láng giềng, miễn lại có thêm người ghen ăn tức ở.

Công việc mùa đông chia làm hai nhóm, một nhóm đảm nhận xúc tuyết, bên ngoài đại đội không vào được, người bên trong phải xúc tuyết qua một bên để mọi người có chỗ đi lại thông thoáng.

Chưa kể xúc hết tuyết xong, ít nhất phải chừa ra một con đường nhỏ ở bên cạnh. Còn phải nhận thêm nhiệm vụ tuần tra, trước kia dã thú trên núi đã sớm bị săn bắt gần hết, nhưng hễ tới mùa đông đều nghe phong thanh gần đại đội có người đụng phải thú hoang.

Đa số là lợn rừng, thi thoảng có vài con thỏ hoang, vài năm trở lại đây, tới mùa gặt hái thất thu, nghe nói còn có sói mò xuống núi nữa cơ.

Dưới tình hình đó, Điền Hữu Phúc đương nhiên phải cảnh giác cao độ, bố trí người cầm súng đi quanh đại đội tuần tra.

Công việc của nhóm còn lại là không đi ra ngoài nhưng vẫn cần lao động, đúng vậy, kể cả là mùa đông, không thể để thời gian phí phạm vào việc nhàn rỗi ru rú trong nhà.

Điền Hữu Phúc sẽ thu xếp cho từng nhóm dân cư đến văn phòng đại đội học tư tưởng, sẵn tiện tẽ hạt ngô cho đại đội. Trong lúc học tập vừa khéo có thời gian để lao động, tai nghe thì tay làm, không bỏ lỡ việc nào.

Các xã viên không có ai phản đối cả, một phần là vì phòng họp có đốt lò sưởi, tất nhiên do đại đội chi tiền túi. Tẽ hạt ngô và nghe giảng bài cũng được tính vào điểm lao động.

Một vài xã viên đi học nhưng không tẽ hạt, ngồi đan đế giày cả buổi cũng chẳng ai đi quản.

Mục đích mà Điền Hữu Phúc sắp xếp hoạt động này cốt là để tập hợp mọi người lại. Thế nên, ai làm việc riêng trong giờ ông ấy cũng mắt nhắm mắt mở lờ đi.

Điều duy nhất khiến Điền Hữu Phúc khó chịu là tiếng nói chuyện riêng luyên thuyên không dứt, vốn dĩ nên để bí thư chi bộ Tống Đại Quý quản lý chuyện này nhưng vì ông ấy lớn tuổi rồi, có giúp cũng không được gì.

Trong hai năm liền đảm nhận nhiệm vụ này, bản thân Điền Hữu Phúc thấy mà chán, nhắc mãi nhắc mãi xong cuối cùng chẳng buồn nhắc nhở nữa.

Ngày trước khi chủ nhiệm hội liên hiệp phụ nữ vẫn còn công tác thì có thể thay thế ông ấy truyền đạt một vài nội dung về tinh thần của hiệp hội phụ nữ, để ông ấy có thời gian nghỉ giải lao.

Đến mùa tuyết rơi năm nay còn mỗi mình ông ấy, Điền Hữu Phúc sầu không biết để đâu cho hết.

Mới sáng sớm tinh mơ, đám thanh niên trai tráng trong đại đội đã bị gọi dậy, từ lúc bắt đầu quét tuyết đến giờ Điền Hữu Phúc vẫn còn chìm đắm trong nỗi sầu của ông ấy.

Từ Sương thành thành thật thật ăn xong bữa sáng rồi ra ngoài đi dọn tuyết, anh quét ở khu vực cạnh bức tường của sân nhà mình, quét cho tới khi nào chừa ra đường đi nhỏ ở bên cạnh.

Điền Hữu Phúc không đội mũ, run cầm cập dưới cái lạnh của đầu đông, hỏi Từ Sương: “Bên tiệm cơm các cậu làm những việc gì?”

Bây giờ mỗi tập thể đơn vị đều ngang ngang nhau, tuyên truyền mở rộng đường lối chính sách của bên trên đưa xuống, trường học cũng thế, một nửa thời gian dành để đọc bài xã luận, dành nửa còn lại để hồi tưởng lại những điều đắng ngọt đan xen của việc làm nông.

Công việc trong tay Từ Sương vẫn không ngừng, nghiêm túc xúc tuyết: “Chúng cháu tụ tập một chỗ, cháu giảng giải về công việc nấu nướng làm bếp.”

Điền Hữu Phúc: “Giảng nấu ăn mà cũng tính à?”

Từ Sương: “Sao lại không tính? Chỗ chúng cháu là tiệm cơm, chúng cháu kiến thiết xã hội, phương thức của chủ nghĩa là làm ra cái ăn, nấu ngon ăn no chính là một cách kiến thiết.”

Điền Hữu Phút trong phút chốc như được khai sáng, cũng đúng, ông ấy đâu nhất thiết phải giảng đi giảng lại mấy bài lý thuyết sáo rỗng kia một cách rập khuôn.

Từ Sương: “Chú có thể phổ cập cho bà con về cách trồng trọt cây ăn quả, tìm vài bác nông dân thâm niên giải thích những việc cần chú ý khi làm ruộng, đại đội chúng ta không phải có thanh niên trí thức đấy sao? Bảo bọn họ ghi chép lại cho chú.”

Điền Hữu Phúc: “!!!”

Điền Hữu Phúc chưa từng nghĩ tới, hoá ra còn có cách thức như vậy!
Chương kế tiếp