Thập Niên 60 Gả Cho Đầu Bếp

Chương 63: Đến phòng họp thôn
Có lý, vừa đến mùa đông, thanh niên tri thức cũng khá rảnh rỗi. Thời gian này gọi đám thanh niên tới làm thư ký, trở về ghi chép lại rồi nộp sau, thế là đỡ được kha khá việc rồi nhỉ?

Điền Hữu Phúc thấy đây là một ý kiến hay, chẳng những giải cứu ông ấy thoát khỏi những buổi họp tẻ nhạt, mà còn giải quyết cái khó trước mắt một cách hiệu quả.

Nói sức mạnh của quần chúng nhân dân là vô biên quả không sai.

Điền Hữu Phúc xoa xoa tay định quay về tìm Tống Đại Quý thương lượng, ý tưởng này rất hay, cán bộ bọn ông phải mau chóng bắt tay vào hoàn thiện mới được. Không chỉ phổ cập về nông nghiệp, các thanh niên tri thức khắp nơi về đây, có thể nhờ họ kể chuyện về thành thị. Cũng gọi Vương Anh tới luôn, giảng giải cho bà con về thói quen giữ vệ sinh và những thứ khác nữa.

Điền Hữu Phúc đi rồi, Từ Sương quét thêm hai tiếng nữa mới hoàn thành khu vực được giao, đứng ngoài cổng rũ hết tuyết trên người xuống, vừa vào nhà thì Vương Anh đã bê một ly trà nóng đến.

Vương Anh: “Chiều nay anh có cần đi nữa không?”

Từ Sương lắc đầu: “Buổi chiều chỉ đi tuần vài vòng, đủ hai tiếng là được.”

Vào đông nhà nhà ai cũng rảnh rang, hầu như mỗi người được xếp ca làm khoảng tầm 4 tiếng, vậy có nhiều quá không.

Từ Sương uống một ngụm trà: “Em bỏ thêm đường sao?”

Rõ ràng nước lã đun sôi thôi, sao mà lại ngọt ngay thế.

Tim Vương Anh hẫng một nhịp, vị giác của Từ Sương cũng quá nhạy đi, ly trà này không pha thêm nước khác, dùng hoàn toàn nước linh tuyền. Xem ra lần sau dùng, vẫn nên pha thêm nước vào bình mới ổn.

“Không có, đường trong nhà còn lại một ít thôi.”

Đúng là dù có chuẩn bị kỹ đến cỡ nào cũng có lúc quên lên quên xuống, hai người mua đủ thứ đồ, thế mà lại quên mua thêm bịch đường.

Hiện tại trong nhà có kẹo sữa, kẹo ngũ cốc, kẹo cứng, đường trắng thì chỉ còn dư một bịch.

Vương Anh vẫn đang nhớ nhung các món có vị chua ngọt, đương nhiên là là phải để lại một ít để dùng.

Bữa trưa, Từ Sương hầm một nồi canh cá lớn, canh cá được hầm liên tục cho đến khi nước canh trắng bong đặc lại, hầm chung với một ít đậu phụ được chiên qua và cải thảo, canh cá hầm xong dùng làm nước lèo, tiếp đến nhào bột rồi cán ra để làm mì sợi.

Vương Anh thì cống hiến thêm cẩu kỷ tử, rắc lên canh điểm vào chút sắc đỏ, nhìn thôi cũng khiến người ra phải ứa nước miếng rồi.

Canh cá thơm ngon, thịt cá tươi mềm, ăn hết một bát mì canh cá đầy mỹ vị đã thấy ấm cả người.

Trong lúc Vương Anh húp canh cá sùm sụp, thì Lý Xuân Quyên ở cách vách đang hít lấy hít để muốn chảy nước miếng.

Vương Diệu Tông càng không vui, nhà bên cạnh cơm trưa nấu món gì mà thơm lừng thế không biết?

Nhìn lại bữa cơm nhà mình. Cải thảo hầm khoai tây, ngay cả chút xíu xiu váng dầu cũng không có! Trước mặt cậu ta là cái bát nhỏ đựng tóp mỡ xào củ cải, chỉ có một tí tẹo vậy thôi đó, đủ cho ai ăn!

Lý Xuân Quyên vội vàng dỗ dành con trai: “Đợi qua hai hôm nữa, xem thử nhà ai làm thịt gà, mẹ đi đổi cho con cái đùi gà!”

Không dễ dàng gì mới dỗ được con trai, Lý Xuân Quyên nhổ một ngụm nước bọt xuống tường nhà cách vách.

Ăn ăn ăn, ăn cho nghẹn chết mấy người đi!

Rồi lại nhìn xung quanh nhà của bà ta, Lý Xuân Quyên lại thấy rầu thêm.

Mấy ngày trước bà ta ở trên viện chăm sóc con trai, đồ ăn đồ uống trong nhà mua sắm không được đầy đủ.

Trong nhà giờ có một ít cải thảo, khoai tây, thịt còn bị mèo hoang tha mất 1 cân, nhìn lại cái gì cũng thiếu thốn.

Ngoài ra, cửa sổ bằng kính cũng vỡ, sau khi Vương Anh làm vỡ vẫn để nguyên hiện trạng chưa sửa lại. Đành tạm vá lại bằng tấm gỗ để chắn gió, ban ngày ở trong phòng mà như ban đêm, nhìn kiểu gì cũng khó chịu bức bối.

Vương Vĩnh Thuận lặng thinh, trong nhà có than, nhưng mà củi sắp hết!

Chút rơm rạ củi khô này căn bản không đủ dùng cho tới lúc trời sang xuân.

Vương Vĩnh Thuận lấy tẩu thuốc hút hai hơi rồi nói với Lý Xuân Quyên: “Nhà mình tiết kiệm một chút đi, ban ngày bà đi qua bên phòng họp đại đội, còn tôi ban ngày ở phòng Diệu Tông. Tối đến đi ngủ sớm.”

Nhà ông ta có hai phòng, buổi tối chỉ cần đốt giường lò (*) bên phòng con trai là được. May là chăn nhà họ không quá mỏng, bằng không tới mùa này chỉ có thể chịu rét.

(*) kiểu giường của người phương Bắc Trung Quốc.

Lại nói đến chăn, Lý Xuân Quyên nhớ tới cái chăn mới bằng bông bà ta làm cho con trai, thế quái nào bị Vương Anh cầm đi mất. Cái chăn đó rất dày, bởi bà ta nhồi kín bông vào chăn luôn mà. (ủng hộ truyện trên app tyt)

Lý Xuân Xuyên nghiến răng ken két, nói với Vương Vĩnh Thuận: “Sang xuân chúng ta tìm người đến sửa lại, ông nói thử xem có phải Vương Anh gặp phải thứ quỷ tà ma gì không, nhìn lại nhà chúng ta hai tháng qua, không có giây phút nào là bình yên hết.”

Vương Vĩnh Thuận cũng cảm thấy quỷ quái, chuyện Vương Anh làm ầm lên khi trước, nguyên nhân tạm thời tính lên đầu Lý Xuân Quyên, vậy cũng ức hiếp người ta quá đáng rồi, nhưng những chuyện xui xẻo sau này mới đáng nói hơn, Vương Linh Linh dứt áo ra đi làm vợ sau của người ta, Vương Diệu Tông muốn mua đồng hồ thì lại bị người đánh, ngay cả thịt cất trong nhà mà còn bị mèo cắp đi mất!

Ngẫm nghĩ mọi chuyện trước sau đều có liên hệ với Vương Anh, nhưng cũng không hẳn là do Vương Anh, đã thế thì tại sao còn xui xẻo kéo tới tận bây giờ vẫn chưa ngưng?

“Cũng đúng, hôm khác bà đi hỏi người ta thử xem, tìm người nào linh nghiệm đấy.”

Mấy năm nay mặc dù nói không tin những thứ ma quỷ này nữa, nhưng vẫn có không ít người lén lút đi coi thầy. Chẳng hạn như vợ của Điền Đại Trụ, sinh liên tiếp hai đứa con gái, ai cũng nói từng tuổi này rồi không có khả năng sinh nữa đâu, nhưng người ta vẫn cứ mang thai kìa.

Lý Xuân Quyên còn nghe nói là Tiền Cúc Hoa bí mật hỏi người ta xin nước tiểu của bé trai, xin về không bao lâu thì có mang rồi.

Vậy mới nói vẫn phải nên tin vào mấy thứ thần thần quỷ quỷ.

Lý Xuân Quyên hạ quyết tâm, Vương Anh ở bên kia hiện tại không tốt hơn bên này là bao, sau này hai nhà kết thù triệt để rồi. Nếu Vương Anh càng ngày càng phất lên thì nhà mình còn tới lượt được ăn trái ngọt không?

Cho nên Lý Xuân Quyên suy đi nghĩ lại, dù cho may mắn không truyền sang nhà bà ta, thì cũng phải hỏi xem có cách nào làm cho nhà Vương Anh càng ngày càng tệ hơn hay không.

……

Vương Anh không hề hay biết toan tính quỷ kế của nhà cách vách, mà có biết rồi thì cô cũng chẳng thèm để tâm.

Thay vì tốn thời gian đi tính kế với người như vậy, còn không bằng tranh thủ tận hưởng mỹ vị nhân gian nhiều nhiều chút.

Ăn xong bát mì canh cá, Từ Sương gắp xương cá, đầu cá, bóng cá còn sót lại để qua một bên, xắn tay áo lên chuẩn bị rửa bát. Trời vừa chuyển lạnh, độ khó của công việc rửa bát cũng tăng theo, ban sáng đổ đầy vò nước trong sân, nửa ngày sau đã đóng một lớp băng mỏng. Phải gõ vỡ băng, rồi dùng nước đó để rửa bát.

Vương Anh cũng hơi ngại: “Để em rửa cho.”

Nào có ai để đối phương làm hết công hết chuyện còn mình ngồi thảnh thơi xơi nước chứ.

Từ Sương ngăn cản: “Em đừng nhúng tay vào, có nước nóng, cũng không mất công.”

Cái bếp chỗ giường lò trong nhà lúc nào cũng thủ sẵn nước nóng, không lo thiếu nước.

Rửa bát đũa xong, Từ Sương hỏi Vương Anh: “Có thấy nực không?”

Hai người ở chung một chỗ, bình thường đỡ được rất nhiều chuyện phiền phức, khá là hoà hợp, cũng hiếm khi sôi nổi.

Vương Anh lắc đầu: “Không đâu.”

Từ Sương ở bên ngoài khá là trầm tính, nhưng lúc ở nhà nói cũng không ít, mọi phương diện trong cuộc sống hai người phối hợp với nhau rất ăn ý, những lúc ai bận việc nấy không nói chuyện thì vẫn giữ được sự thoải mái khi ở chung.

Từ Sương chuẩn bị đi tuần tra, anh hỏi ý kiến Vương Anh: “Em có muốn sang phòng họp đại đội dạo một lát không?”

Vương Anh đúng lúc không có chuyện gì làm, nhanh chóng đồng ý: “Em với mẹ cùng đi.”

Từ lão thái trông có vẻ là người thích náo nhiệt, chắc chắn bà cũng muốn đi.

Buổi chiều đến phòng họp, lần đầu tiên Vương Anh gặp nhiều người đến thế, bàn trong phòng họp được đẩy hết ra ngoài, mấy chục con người ngồi chen chúc nhau trong căn phòng trống.

Mộ nhóm bảy bám người phụ nữ quây lại thành một vòng ngồi tẽ hạt ngô, có cả các cụ bà tụm năm tụm ba cùng đan đế giày, may quần áo, người trong phòng đông nên mỗi góc đặt một cái lò sưởi, nói nhiều người thì ấm áp, chi bằng nên nói là tác dụng của lò sưởi có hạn, chủ yếu cho người đông, cửa vừa đóng, người người chen chúc nhau nên không cảm giác lạnh nữa.

Người đến để sưởi ấm giống Lý Xuân Quyên không ít, người mang theo ghế xếp, người thì ngồi trực tiếp xuống sàn nhà, trẻ con đùa giỡn chạy loạn khắp phòng.

Vương Anh cùng Từ lão thái tìm một chỗ ngồi xuống, trong tay Từ lão thái cầm cuộn vải, vừa ngồi xuống đã có người đến chào hỏi.

“Ôi~, bà định may cho ai vậy, vải đẹp đấy.”

Công nhận, mặc dù không phải màu đỏ, nhưng trên nền trắng có điểm xuyết hoa nhí, nhìn có vẻ tây.

Từ lão thái trò chuyện với người quen, không cần giữ lễ, trực tiếp trợn mắt trả lời: “Nhà tôi còn ai có thể mặc được kiểu này, chẳng lẽ là tôi mặc? Tôi mặc đồ sáng màu như thế này, người không biết còn tưởng tôi muốn tìm mối khác?” (*)

(*) “tìm mối khác” ở đây theo ý bà chắc là tìm chồng khác hay gì đó, bà í nói đùa cho vui vậy thôi. =))

Các lão thái khác cười rộ lên, Vương Anh có chút ngượng ngùng.

“Trời ạ, tôi phải đi đâu để tìm được mẹ chồng biết thương con dâu như thế này chứ.”

Từ lão thái không phục, lại khoe tiếp: “Hai hôm trước Anh nha đầu bảo thằng út nấu cho tôi cái món gì gì đó. À, Thiên ma chưng óc lợn! Các bà có biết cái gì gọi là thiên ma không?”

“Nghe giống tên một loại thuốc nhỉ?”

Từ lão thái vô cùng đắc chí: “Là thuốc Đông y đấy! Rất khó tìm đấy, sau khi tôi ăn thì mấy nay hết đau đầu rồi, một bữa cơm ăn tận hai bát!”

“Thuốc gì mà hiệu quả dữ vậy, Anh nha đầu kê cho bác ít thuốc luôn.”

Vương Anh không dám kê thuốc tùy tiện, khước từ một cách khéo léo: “Đó là do mẹ cháu uống đúng thuốc, trị đúng bệnh, người khoẻ mạnh như chúng ta cần gì uống thuốc, uống bậy bạ lỡ có chuyện thì sao ạ.”

Các lão thái thấy cũng có lý: “Đúng đấy, nhưng mà Anh nha đầu này, cháu biết khám bệnh thật à?”
Chương kế tiếp