Thập Niên 60 Gả Cho Đầu Bếp

Chương 92: Tự mình làm chủ
Việc cấm đi lại của Trình Phục Phân, ông ấy thực sự chẳng biết giải quyết ra sao.

Công việc nhặt phân chỉ làm theo quy định, mà trong đại đội dạo này đâu có thiếu người nhặt. Lão Cẩu vừa xong việc, thì Vương Vĩnh Thuận tiếp tục nhặt, còn không nữa là cho Vương Diệu Tông tới thế chỗ.

Gần đây chuyện cần xử lý nhiều quá, đến nhặt phân còn phải xếp hàng nữa!

Nhưng hai người này cho ra ngoài thì cũng không thể vờ như không biết.

Chuyện nuôi lợn Vương Anh đề xuất rất hay, đi lao động, không tiếp xúc thân cận với những người khác, vừa đạt được mục tiêu mà không cần cân nhắc có ảnh hưởng tới dân hay không.

Vẹn cả đôi đường!

Quả nhiên, Điền Hữu Phúc sau khi nhìn thấy con lợn ú nu của nhà Vương Anh, càng thêm củng cố quan điểm của ông ấy.

Lợn đương nhiên phải nuôi! Năm nay ngoài nhiệm vụ nuôi lợn ra, chỉ tiêu chăn nuôi của đại đội của họ tăng thêm một con! Dê cũng có thể nuôi thêm một con!

Điền Hữu Phúc quyết định, tổng cộng là sáu con lợn, ba con dê, sẽ nuôi như là tài sản chung của tập thể!

Đợi tới vụ thu hoạch mùa màng gấp, nếu lợn nuôi đạt chỉ tiêu, ông ấy cũng có thể chia thịt trước đợt gặt lúa gấp, bổ sung cho mỗi nhà có thịt ăn, để cả đội có thể vượt qua mùa gặt sớm một cách suôn sẻ!

Nhắc tới dê, nếu nuôi dê tốt thì sang năm còn được chia thêm thịt dê!

Điền Hữu Phúc trù tính tương đối ổn thoả, và được triển khai ngay trong cuộc họp.

Ông ấy vừa trình bày xong, có mấy nhà được phân công chăm lợn các năm trước thấy bất mãn. Vốn dĩ nhà mình tự nuôi tự chăm, sau khi bàn giao còn có thể để dành một ít thịt. Giờ thành nuôi tập thể thì nhà họ chẳng phải bị lỗ rồi sao?

Nhưng chút ý kiến của họ ngay lập tức đã bị chìm nghỉm giữa tiếng chấp thuận của đông đảo bà con.

“Tôi cho là hợp lý! Đại đội chúng ta đáng lẽ nên nuôi lợn tập thể từ sớm rồi!”

“Đúng thế, tôi nhớ đại đội bên cạnh người ta đã tiến hành chăn nuôi tập thể, lợn xuất chuồng béo lắm.”

“Mấu chốt là làm như vậy thì mọi người đều công bằng như nhau.”

Trong thời kỳ này, không gì sánh bằng hai chữ “Công bằng”.

Điền Hữu Phúc gõ thước đưa ra quyết định, nhiệm vụ nuôi lợn sẽ phân ra 6 con nuôi tập thể, những con còn lại mọi người bốc thăm.

Có người không hài lòng: “Mắc mớ gì phải bốc thăm? Hồi trước không phải chỉ định nhà nào nuôi sao?”

Mặt Điền Hữu Phúc căng ra: “Trước kia đại đội ta có chiếu cố cho những hộ gia đình thuộc diện “mẹ góa con côi”, nhưng năm nay đã nuôi tập thể rồi, lợn chia nuôi riêng sẽ ít đi, làm vậy là đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người.”

Ý định này Điền Hữu Phúc đã suy tính từ năm ngoái rồi, kể từ vụ kiện cáo giữa Vương Anh với nhà Vương Vĩnh Thuận xử lý xong, Điền Hữu Phúc cũng nghiêm túc tự nhìn nhận lại bản thân.

Ngày trước ông ấy xuất thân là bộ đội, đối đãi với nhiều nhà có người già, mẹ góa con côi và con liệt sĩ đều rất tận tâm.

Nhưng đại đội dù sao cũng không phải là quân đội, nếu lợi ích quá nhiều, khó tránh khỏi việc lòng tham của họ lớn dần.

Chẳng hạn như Vương Vĩnh Thuận, bám vào cái danh thân thích để hút máu người khác. Còn có một số nhà cảm thấy nuôi lâu rồi thì nên chia bớt lợi ích cho mình, ở đại đội lại có chút khinh thường những người khác.

Điền Hữu Phúc vẫn luôn muốn dẹp bỏ suy nghĩ ấy đi, nên tổ chức hình thức bốc thăm từ sớm, ai được ai không đều dựa nào vận may!

Thoả thuận xong chuyện bốc thăm, Điền Hữu Phúc cũng sòng phẳng, lập tức cho kế toán tổ chức chuẩn bị giấy viết, thứ nhất ông ấy đề cập đến chuyện chọn người nuôi lợn tập thể.

Vừa bắt đầu, mọi người đều rất sôi nổi.

Nuôi lợn hả, việc này không khó, chỉ cần cho ăn cho uống không phải xuống ruộng, cuối năm được chia thịt nhiều thêm một chút.

Vậy không phải rất tốt sao?

Một đám phụ nữ tranh nhau sứt đầu mẻ trán, ai ai cũng muốn nuôi lợn.

Bên này người tranh hăng hái nhất phải kể đến vợ Điền Nhị Trụ.

Hạng người như chị ta sợ nhất là của hời ngay dưới mí mắt mình bị người khác giật mất, chỉ ước gì vơ vét hết mọi thứ tốt đẹp trên đời này về nhà mình.

Chị chen lên tự đề cử: “Tôi làm được! Tôi chăm lợn mát tay lắm! Tôi đảm bảo sẽ nuôi cho heo đại đội mình béo mập ú nu!”

Điền Hữu Phúc chẳng nói được hay không, ông ấy chuyển chủ đề: “Vậy nếu lợn nuôi èo ọt thì làm thế nào?”

Vợ Điền Nhị Trụ rụt tay xuống, có chút mất tự nhiên: “Tôi sẽ cố gắng không để lợn bị ốm.”

Nuôi không khéo chắc toang luôn, lợn này là nuôi cho tập thể, lại không phải lợn nhà mình. Lỡ bắt chị ta đền thì sao?

Điền Hữu Phúc lạnh lùng nhìn chị ta, ông ấy vốn chẳng ưa gì vợ Điền Nhị Trụ, nhà chị ta làm việc trên ruộng được chia rất qua loa, trông mong chị ta làm việc cống hiến hết mình cho tập thể?

Đúng là chuyện viển vông! Người này chẳng qua là lười biếng quen thói thôi.

Có thể nói, đa số người giơ tay đều vì nhác lao động.

Đúng ngay lúc này, Vương Anh thì thầm mách cho Tiền Cúc Hoa mấy câu.

Điền Cúc Hoa nghiến răng, giơ tay lớn tiếng nói: “Tôi nuôi! Tôi đảm bảo không gây thiệt hại cho đại đội, nếu có tôi xin tự bồi thường!”

Một hòn đá mà khiến cả mặt hồ gợn sóng.

Sau khi Tiền Cúc Hoa tranh cãi với mẹ chồng, chuyện chị ta dắt theo con gái thu dọn đồ đạc bỏ đi, mọi người đều đã biết.

Dạo gần đây nếu không phải vụ trộm gà của Vương Diệu Tông bị phanh phui, thì chủ đề bàn tán của bà con xóm làng sẽ chỉ có vụ ly hôn của Tiền Cúc Hoa.

Nhân vật làm mưa làm gió những ngày qua, giờ buộc miệng nói mình muốn nuôi lợn?

Điền Hữu Phúc vẫn không nói gì, vợ Điền Nhị Trụ thì làm tới.

“Cười chết mất, cô nuôi mà có vấn đề là cô đền, cô đền nổi à? Làm như người khác không thể ấy, thế tôi nói tôi nuôi chết rồi đền là coi như xong chuyện?”

Tiền Cúc Hoa đáp trả: “Tôi chấp nhận cầm cố điểm lao động của tôi trước, giao một con thì kết toán cho tôi điểm của một con, nuôi chết một con tôi đền một con, tiền không đủ thì lấy công điểm ra trả.”

Lời chắc như đinh đóng cột, bỗng chốc khiến vợ Điền Nhị Thụ cứng họng luôn.

Không phải chứ, vì nuôi lợn thôi mà cũng liều mạng quá đấy!

Mọi người giành giật nhau nuôi lợn đều vì chọn công việc nhàn hạ, chị ta cần gì phải nghiêm túc đến thế!

Thật không ngờ, Tiền Cúc Hoa thực sự coi việc nuôi lợn như cọng rơm cứu mạng mình.

Chị ta ly hôn với Điền Đại Trụ rồi, ba đứa con gái đều chờ có cái no bụng, con gái út sinh non, sức khoẻ yếu ớt, một mình chị ta lại không làm việc nặng nhọc được.

Nhiều cái khó chồng chất lên nhau, chị ta thực sự không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nuôi lợn.

Những người khác có thể chỉ muốn thử sức, làm không được thì về làm ruộng. Chị ta thì khác, chị ta không làm ruộng nổi, công việc trên đồng cực nhọc vất vả, chỉ có thể nuôi lợn cho đại đội, vậy chị ta mới có thể yên ổn kiếm sống qua ngày.

Không biết vì lý do gì, Điền Cúc Hoa dám có can đảm giành giật.

Vương Anh nói với chị ta, để chị ta đứng ra xung phong nhận việc, dù sao lời chị ta nói khá thoả đáng, không ai đi tranh cùng chị ta.

Còn cụ thể công việc nuôi lợn, Tiền Cúc Hoa mặc dù trong lòng có chút thấp thỏm, nhưng chị ta cảm thấy mình phải liều một phen. Vương Anh nói có thể giúp chị ta kiểm tra đàn lợn để phòng ngừa dịch tả lợn. Chị ta cảm kích Vương Anh, cũng quyết định chăm lo cho đàn lợn thật tốt!

Người khác phạm lỗi còn có thể quay về nhà mình, chị ta thì không còn nơi nào để đi, chỉ có duy nhất con đường nuôi lợn này thôi.

Điền Hữu Phúc thấy vợ Điền Nhị Trụ đã “tắt lửa” rồi, người khác cũng không khăng khăng tranh giành với Tiền Cúc Hoa, nên lập tức gõ thước bàn giao việc nuôi lợn cho Tiền Cúc Hoa.

Ông ấy cũng muốn để Tiền Cúc Hoa đảm nhận.

Suy cho cùng, người khác chỉ coi nuôi lợn và công việc, mà Tiền Cúc Hoa thì lấy nuôi lợn làm nghề nghiệp, tâm thái của hai kiểu người này khác xa nhau.

Còn việc khai khẩn một mảnh đất trồng khoai lang cho lợn ăn, Điền Hữu Phúc không nhắc lại.

Đây chỉ là chuyện nhỏ, dù sao ruộng đất không phân chia cho Tiền Cúc Hoa, chỉ trồng trong khu đất nhỏ nên không cần mất thời gian để thảo luận sâu.

Tiền Cúc Hoa phấn khích đến nỗi đỏ hết cả mặt, cuối cùng chị ta đã hiểu được lời Vương Anh nói sống vì mình là có ý nghĩa gì rồi.

Xuất phát điểm để chị ta làm việc là vì mình, toàn bộ kết quả đều cho bản thân chi phối, mặc dù vẫn có lúc không xác định được, nhưng chị ta chưa bao giờ có được cảm giác kiên định như thế này khi còn ở bên Điền Đại Thụ.

Ngày xưa, chị ta cứ mải lo lắng sợ công lao của mình bị người ta cướp đi, liệu nỗ lực của mình có mang lợi về cho người khác hay không, cả ngày sống trong lo âu.

Bây giờ nghĩ lại, chỉ cần chị ta đá đít lão chồng vô dụng ấy đi, thì mọi buồn phiền, lo âu cũng tự dưng biến mất theo.

Việc nuôi lợn đã xong, tiếp theo là bốc thăm phân công các nhà cho nhiệm vụ nuôi heo.

Kế toán viên ôm một xấp giấy trắng đi vào, trong tay chỉ có 6 cục giấy được đánh số, ai bốc được số thì người đó trúng.

Thế là cả đại đội ai nấy đều mong chờ bốc thăm.

Vị trí của Vương Anh được xếp gần cuối danh sách, năm con số đầu tiên đều đã được bóc ra, ngoại trừ con số cuối cùng.

Vương Anh nín thở và chọn một cái cô thấy giống nhất.

Mở ra nhìn, trống rỗng chẳng có gì.

Ngược lại Ngô Quế Hoa bên kia hô lên vui sướng, thì ra bà ta bốc trúng con cuối cùng.

Vương Anh cười thản nhiên, tâm tình cô rất bình thường. Cũng giống như cào một tấm thẻ trúng thưởng ở kiếp trước thôi mà, sau khi cào ra thì thấy “chúc bạn may mắn lần sau” kiểu vậy.

Haizz, sao mà mọi người lại may mắn dữ vậy nè.

Đang nghĩ vậy, bỗng dưng nhân viên kế toán vỗ đầu một cái: “Ôi trời! Xem cái tính hay quên của tôi này, quên mất một con của đại đội mình rồi, để tôi viết một cái thăm nữa.”

Lần này không để mất thời gian nữa, thu hết giấy phiếu trống của mọi người lại, sau đó đảo chung với tờ thăm ghi số 7.

Vương Anh hít sau một hơi rồi thở ra, cô vẫn xếp ở gần cuối danh sách bốc thăm.

“Tôi trúng rồi!”

Vương Anh nhảy cẫng lên!

Tờ thăm trong tay cô hiện rõ số 7 to đùng!

Điền Hữu Phúc vỗ tay: “Vậy là xong, qua vài hôm nữa lợn nái của đại đội đẻ lợn con, chúng ta mua thêm vài con, mọi người nuôi cùng một đợt.”

Cuộc họp lần này thành công mỹ mãn.

Vương Anh hào hứng đưa tờ thăm cho Từ Sương xem, Từ Sương thấy cũng tốt, dẫu sao rút trúng là có lời to rồi.

Nuôi lợn không phần bỏ nhiều công sức, cuối năm được ăn nhiều thêm một bữa thịt.
Chương kế tiếp