Ánh Trăng Sáng Tỏ

Chương 15.1: Mọi việc trên thế giới đều tốt đẹp…

Muốn giấu một ánh mắt giết người là chuyện khó khăn.

Ngay lập tức, lông tơ của Từ Hạ Quang đều dựng đứng lên.

Giây tiếp theo, giọng nói của Từ Chu Diễn vẫn nhẹ nhàng như cũ: “Em nghĩ gì thế, chỉ là bạn bè bình thường thôi.”

“... Không có việc gì ạ.”

Từ Hạ Quang mở cửa ra, chạy xuống phía dưới, để theo đuôi, bây giờ phải theo bóng người đã tới đây.

Quan Tố Thư đứng ở bờ đê bên bờ sông chụp phong cảnh, cảm thấy nơi này thật không tồi.

Khi Từ Chu Diễn đang đi tới, Quan Tố Thư cầm ống kính lên, hướng về phía anh.

Anh có chân mày rậm, ngũ quan rõ nét, anh thật sự rất ăn ảnh, không tận dụng để chụp ảnh thì rất lãng phí.

“Hai tấm.” Quan Tố Thư nói.

Giữa hai chân mày của anh hơi nhăn lại: “Hả? Hai tấm gì?”

Cô chỉ vào ống kính: “Ảnh chụp, em đã chụp hai tấm rồi, tấm thứ ba phải bị tính phí.”

Đây là đang cưỡng ép buôn bán đúng không?

Từ Chu Diễn nói: “Cô chụp ảnh tôi, nếu dùng cho mục đích lợi nhuận, khi đó mới vi phạm tới quyền hình ảnh cá nhân của tôi.”

Từ Hạ Quang bật cười.

Đã quên mất anh mình là một luật sư.

Quan Tố Thư bất ngờ liếc cậu ấy một cái, chuyển sang chế độ quay phim, không chụp nữa.

Chụp được một lát, cô thấy Từ Chu Diễn không có hứng thú muốn rời đi, cô nói: “Từ Chu Diễn, anh không vội đi công việc sao, chờ em ở bên này xong việc rồi, em sẽ gọi điện thoại cho anh.”

Vừa nghe đến anh họ phải đi, Từ Hạ Quang cũng không có hứng thú ở lại, nói nhỏ: “Vậy em cũng quay lại sau nhé.”

Từ Chu Diễn nhướng chân mày: “Chỗ này không có ai ở cạnh cô…”

“Không sao, anh vội thì cứ đi đi.” Quan Tố Thư vẫy vẫy tay.

Nghe vậy, Từ Chu Diễn dẫn theo Từ Hạ Quang rời đi.

Cũng không phải vội vàng về cúng bái, chủ yếu là do cô của anh vẫn còn đợi ở nhà, anh phải dẫn Từ Hạ Quang quay về.

Ở phía sau, Quan Tố Thư đứng thẳng người, giang hai cánh tay, vươn vai lên.

Huyện Lang Huệ rất thích hợp để dưỡng lão, bốn phía xung quanh là các tòa nhà gỗ cổ xưa, che được gió lạnh thổi vào, mặt sau là nước sông xanh biếc.

Quan Tố Thư nhìn thấy một con cá chép đang ăn rong rêu dưới nước bên bờ sông, cô ngạc nhiên một lát, thở dài: “Thật là một con cá rất lớn nhỉ!”

Nói xong, không nghe có tiếng đáp lại, cô mới nhớ ra người vừa mới rời đi rồi.

Đột nhiên cảm thấy buồn tẻ, không thú vị nữa.

Quan Tố Thư viết một vài điều gì đó, xong cô lại buông bút, cầm lấy camera hướng về phía đường lớn, từ trong camera nhìn thấy ngã tư đường lát đá xanh, có người đi đường, có con mèo lười biếng đang ngủ trên tảng đá.

Máy ảnh hướng về phía cuối con đường, cô nhìn thấy một bà cụ mặc trang phục của dân tộc thiểu số đang cõng giỏ hoa đi tới, trong giỏ là những đóa hoa xinh đẹp, có cái bện lại thành một vòng hoa giống như một bức tranh.

Cô điều chỉnh tiêu cự, chọn người muốn chụp, rất nhanh đã bấm nút chụp ảnh.

Hôm nay là cuối tuần, khách du lịch ở trong thị trấn không hề ít, bà cụ đi một chút lại dừng lại, bán được không ít hoa. Có thể là do đi mệt, khi đi tới cạnh Quan Tố Thư, bà cụ thả giỏ xuống, khách sáo nhìn cô cười cười, sau đó ngồi xa chỗ cô một chút.

Quan Tố Thư thả máy ảnh xuống, chỉ vào giỏ hoa, hỏi bà cụ đang ngồi bó gối: “Bà ơi, hoa này bán như thế nào vậy ạ?”

“Mười tệ một bó lớn, bó nhỏ này thì tám tệ.”

“Vòng hoa này thì sao ạ?”

“Mười lăm tệ.”

“Cháu mua hai bó lớn và thêm một vòng hoa ạ.”

Thấy cô đi lấy vòng hoa, bà cụ vươn đôi tay đầy nếp nhăn ngăn cô lại, nhẹ nhàng nói: “Vòng hoa này cũ rồi, để bà làm cho cháu vòng hoa mới.”

“Cảm ơn bà, cháu quét mã QR của bà nhé.”

“Cảm ơn cháu.”

Bà cụ cười với cô.

Tâm trạng xao động của Quan Tố Thư được nụ cười của bà cụ xoa dịu. Cô quên đi buồn phiền nhỏ nhoi vừa rồi, ngồi xuống xem bà cụ làm vòng hoa.

“Vòng hoa được làm như thế nào ạ, cứ quấn lại quấn lại như vậy, sau đó buộc lên ạ?”

“Cần lấy những bông hoa khác nhau, trước tiên là dùng dây thừng cố định lại, sau đó…” Bà cụ không nhanh không chậm giải thích cho cô.

Quan Tố Thư nghe thì hiểu được, muốn thử làm, chọn hoa sau đó cố định ở một chỗ, đỡ trái thì hở phải, thật vất vả mới cố định lại được một đoạn, phát hiện ra mình làm không đẹp, xấu hổ nói với bà cụ: “Bà ơi, vẫn là bà làm đi ạ.”

Bà cụ cười: “Không nên gấp gáp, rất nhiều việc từ từ làm sẽ xong thôi.”

Dưới bàn tay của bà cụ, vòng hoa đã dần dần thành hình, bà cụ tỏ ý bảo Quan Tố Thư hơi cúi đầu xuống, đặt vòng hoa trên đầu cô.

Da của bà cụ đã nhăn hết lại, trên ngón tay còn thấy được cả những vết tiêm dài, Quan Tố Thư ngẩng đầu lên, thấy chiếc nhẫn hình tròn bằng bạc với họa tiết độc đáo trên tay của bà cụ đang lung linh dưới nắng.

Cô nói: “Bà ơi, chiếc nhẫn của bà thật đặc biệt.”

Bà cụ run lên một chút, buông tay, bà cụ nói: “Nhẫn này là người bạn đời của bà làm đấy.”

Bà vươn tay kéo ống tay áo lên, lộ ra vòng tay, nói: “Đây cũng là bạn đời của bà làm.”

“Ôi, đều là những đồ vật thủ công ạ.” Quan Tố Thư ngẩng đầu hỏi: “Rất đẹp ạ, bà có bán loại này không ạ?”

Bà cụ thu tay lại, đem vòng tay giấu vào trong tay áo, bà mím đôi môi đã nhiều nếp nhăn, nói: “Không bán nữa, ông ấy đã ra đi nhiều năm rồi.”

“Dạ…” Cô cảm thấy buồn bã.

Chân ngồi xổm đã tê một chút, cô đứng dậy ngồi xuống ghế đá bên cạnh, học bà cụ ngồi bóp chân, cô còn nhớ rõ khuôn mặt lúc nãy của bà cụ khi đưa cho cô xem vòng tay, cô nghiêng đầu hỏi: “Bà ơi, bà có thể kể chuyện xưa của bà cho cháu nghe được không ạ?”

Đại khái là từ trước giờ không có ai yêu cầu như vậy, bà cụ mỉm cười, lại hơi do dự nói: “Việc này… kể từ đâu đây nhỉ?”

Quan Tố Thư giơ chân, hai tay ôm mặt, bày ra dáng vẻ muốn nghe chuyện xưa, nói: “Vậy thì theo trí nhớ của bà mà kể ạ.”

Cô rất tò mò, không biết người bạn đời của bà cụ là người đàn ông như thế nào mà khiến cho người vợ vẫn mỉm cười khi nhắc tới chồng mình, trong khi ông ấy đã rời đi rồi?

Bà cụ đã lâu lắm rồi không cùng ai ôn lại chuyện xưa, ánh mắt bà cụ nhìn xa xăm, một lúc lâu, bà mới chậm rãi kể chuyện: “Bà nhớ khi mới gặp ông ấy lần đầu tiên, lúc đó mới mười mấy tuổi…”

Bà cụ họ Kim, gọi là Kim Bình, mà chồng bà vừa hay là họ Từ, gọi là Từ Lưu Thanh.

Vào thế kỷ trước, các thôn đều có người đi phu, là đi bốc vác để trao đổi một số thứ ở các ngôi làng khác nhau, hoặc giúp vận chuyển một số hàng hóa, Từ Lưu Thanh kế nghiệp theo công việc kinh doanh của cha mình, ông ấy cũng là một người đi phu. 

Ông cố nội của Kim Bình là người dạy học trong thôn, tổ tiên trước đó là cử nhân, cũng xem như là có chút căn cơ, mọi người ở trong thôn rất kính trọng.

Bà cụ và chồng mình quen nhau là ở bên ngoài nơi dạy học của ông cố nội của bà.

Bà khi ấy thấy một chàng trai nước da ngăm đen, đầu quấn khăn, đang ngồi xổm trên mặt đất cầm nhánh cây viết chữ mà thầy Lý đang dạy trong học đường, bà cảm thấy thú vị, nên hỏi anh ta vì sao lại học trộm chữ.

Chàng trai lắp bắp một hồi, búng ngón tay và nói: một là để buôn bán không bị lừa, hai là vì đọc nhiều sách thì sẽ có nhiều hiểu biết hơn, ba là vì…

Anh ta “vì vì” nửa ngày cũng chưa nói ra được lý do thứ ba, cảm thấy xấu hổ, thiếu chút nữa quay đầu rời đi, Kim Bình lại thấy anh ta là người thành thật và ham học, cảm thấy thú vị.

Bà cụ nhớ lại, nói: “Lúc đó bà mới hơn mười tuổi, rất kiêu ngạo, nghĩ tới cha của bà có thể là một thầy giáo, bà cũng muốn làm một thầy giáo, cha bà cười bà, nói phụ nữ sao có thể làm thầy giáo, bà không phục, bà quyết định muốn dạy học sinh đầu tiên của mình cho thật tốt…”

Từ Lưu Thanh là học sinh đầu tiên của Kim Bình, anh ta không phải là người thông minh, Kim Bình dạy anh ta đọc số, từ một tới một trăm, anh ta không tìm được mười hai, mười hai, hai mươi hai ở đâu. Kim Bình có lúc tức giận, bắt chước ông, định đánh anh ta. Từ Lưu Thanh cũng không trốn đi, thành thật vươn tay để cô đánh, toàn bộ lòng bàn tay đều là vết chai, chỗ trắng trẻo duy nhất trong lòng bàn tay bị cô đánh đến đỏ bừng, đánh xong anh ta còn cười ngây ngô với cô, giống như rất vui khi bị cô đánh.

Lòng tự trọng của Kim Bình khá cao, không biết dạy dỗ học trò này như thế nào, có lúc cô sẽ tức giận mà khóc, cô vừa khóc, Từ Lưu Thanh liền mua kẹo đường chiên với hạt mè cho cô, vừa giòn vừa thơm. Những đứa trẻ khác một năm ăn vài lần món ngon đã khó, nhưng cô thì có thể ăn vài lần một tuần, đến nỗi cô nghĩ rằng thời niên thiếu của cô toàn hương vị mè của kẹo đường.

Từ Lưu Thanh không phải mỗi ngày đều đến, hai thôn cách nhau rất gần, nhưng có khi đích thân cha của Từ Lưu Thanh sẽ đi bán.

Lúc này, có rất nhiều người đọc sách ở trong thành, tư tưởng cũng được khai hóa, nhưng tư tưởng ở nông thôn vẫn còn rất phong kiến, khoảng cách giữa nam và nữ còn khá lớn.

Có khi bảy tám ngày Kim Bình cũng chưa nhìn thấy Từ Lưu Thanh, không chịu được, cô phải đến gặp ông hỏi Từ Lưu Thanh đi đâu. Ông nói, cha của Từ Lưu Thanh nói ông ấy phát hiện lượng kẹo đường trên thực tế và trong sổ sách không giống nhau, mỗi lần Từ Lưu Thanh bán kẹo đường đều ăn vụng, không có tiền lời từ việc bán kẹo đường gần nửa tháng nay.

Kim Bình nghĩ rằng, kẹo đường kia không phải là Từ Lưu Thành ăn, mà chính là cô ăn.

Cô tất nhiên không dám nói sự thật với người ông nghiêm khắc của mình, chỉ có thể giấu sự thật trong lòng.

Sau này khi gặp lại Từ Lưu Thanh, trên cánh tay của anh ta vẫn còn dấu vết bị đánh của cành mận gai. Trong áo tơi và giày cỏ tất cả đều là bùn, nhưng vẫn vui vẻ lấy ra một mảnh giấy trong ngực, nói với cô: “Bình, cô xem, mấy ngày nay tôi đã cố gắng viết chữ, tôi đã viết từ một tới một trăm được rồi.”

Ngày đó lúc anh ta đi, Kim Bình hỏi anh ta: “Còn đến nữa không?”

Anh ta thấp giọng nói: “Cô muốn tôi đến, tôi sẽ đến.”

Ở thời đại mà cha mẹ là người sắp đặt hôn sự của con cái, bọn họ đã thích nhau.

Một người là dòng dõi thư hương, một người làm buôn bán nhỏ, ông không đồng ý cho bọn họ qua lại với nhau, sắp đặt cho cô một cuộc hôn nhân, ép buộc cô phải gả cho người khác.

Kim Bình đã không tin phụ nữ không thể làm thầy giáo, tất nhiên cũng không thể đồng ý cho việc mình phải gả cho người đàn ông mình không thích, cô lên một kế hoạch bỏ trốn, muốn đi với Từ Lưu Thanh vào trong thành.

Cô nhờ người nhắn lại, chỉ để lại có một câu không rõ ràng: Tý, bói cầu.

Giờ tý trên đầu cầu có một cửa hàng bói toán, anh có đi với tôi không?

Người được nhờ gửi lời nhắn không hiểu lời nói của cô, hỏi cô muốn nói gì, cô không nói, thầm nghĩ: người nghe không hiểu lời tôi nói, không phải là người tôi muốn tìm; người nghe hiểu mà không tới, cũng không phải người tôi muốn tìm!

Giờ tý, cô tới đúng giờ, người đứng ở đầu cầu còn tới sớm hơn cô, anh ta một bộ đồ vải bố màu lam, một đôi giày cũ nhưng không bị hư hỏng gì, thấp thỏm mà đứng ở kia, nhìn thấy cô, anh ta ngược lại rất muốn khóc.

Từ Lưu Thanh nói: ‘Tôi sợ cô đến, vừa sợ cô không đến.”

Sợ cô do dự, lại sợ cô đi theo anh ta sẽ phải chịu khổ.

Bọn họ thừa dịp đêm tối lén đi, vào thành sống như một đôi vợ chồng.

Cô dệt vải, anh ta đi lao động, Từ Lưu Thanh không cho cô làm công, anh ta để cô đi thi, anh ta nói mình có thể chịu được khổ, muốn đôi tay của cô dùng để dạy học.

Cô đi học vào ban đêm, nhưng trước đây những thứ cô học từ ông mình chỉ là những thứ bên ngoài, không có ý nghĩa gì, nên cô đã phải chịu đựng rất nhiều, nhưng so với Từ Lưu Thanh làm việc cực nhọc, cô cảm thấy sự đau khổ của cô không là gì hết.

Cô mỗi tháng đều gửi tiền về nhà, ngay từ đầu ông đã tới gặp cô, thấy cô thật sự quyết tâm, cũng chỉ có thể nghe theo ý cô.

Sau khi cho phép được thi vào trường cao đẳng, cô đã đăng kí thi, cũng trong năm này, đứa con đầu lòng của bọn họ bị bệnh mà chết, cô cũng bị bệnh nặng một thời gian dài, rất lâu không ra khỏi cửa.

Lúc cô hai mươi mấy tuổi, chính thức kết hôn với Từ Lưu Thanh, cũng có lúc cãi nhau đỏ cả mặt, có lúc cảm thấy không thể tiếp tục sống chung nữa.

Nhưng tới khi cãi nhau xong, thấy Từ Lưu Thanh ngồi xổm ở góc tường ngoài cửa mà rơi nước mắt, cô lại nghĩ mình có phải rất xấu tính đúng không.

Tính khí của cô thất thường trong phần lớn cuộc đời của mình, Từ Lưu Thanh lại không hề nói cô phải sửa lại tính tình, mãi cho đến khi Từ Lưu Thanh mất đi, người này đã đi cùng với cô hơn phân nửa cuộc đời, người bạn đời đã bị cô ức hiếp hơn nửa cuộc đời đã đi rồi, lúc ấy tính khí thất thường của cô mới tiêu tan đi.

Cô biết, con cô rất tốt, cháu cũng rất ngoan, nhưng người luôn nuông chiều cô, người chịu được tính tình của cô, người đàn ông lớn tuổi luôn lắng nghe cô trong mọi việc lớn, để cô tùy ý quyết định đã đi rồi.

Đi rồi, chính là không còn nữa.

Bầu trời bỗng nhiên có một giọt mưa rơi xuống, làm ướt váy bông màu lam của bà ấy.

Kim Bình giơ tay trong không gian trống rỗng, muốn bắt lấy thứ gì đó, bà nói: “Ông ấy đi về phía trước, bàn tay gầy guộc, cầm lấy tay của bà nói, Bình, lần đầu tiên tôi gặp bà, khi đó bà đứng dậy vỗ bàn nói với ông mình là “vì sao phụ nữ chúng ta không thể làm giáo viên”, khi đó tôi đã nghĩ rằng, chà, tiểu cô nương cuối cùng sẽ là một cô giáo thôi…”

“Mọi người đều nói, đời này bán hoa, kiếp sau sẽ xinh đẹp… Kiếp sau bà muốn gặp ông ấy, cũng muốn là một người phụ nữ xinh đẹp của…”

Gió to đột nhiên thổi tới.

Mưa lớn đột nhiên kéo đến, không hề báo trước.

Cô vội vàng dẫn bà cụ trú mưa dưới mái hiên, sau lại đội mưa mang theo giỏ hoa của bà cụ trở về.

Gió to thổi bay vòng hoa trên đầu của cô, cô đột nhiên quay đầu nhìn lại, nhìn thấy gió cuốn vòng hoa vào ngực của một người đàn ông, anh ta cầm dù đen, cầm lấy vòng hoa, cách màn mưa mà nhìn cô.

Cô lấy tay che trước trán, cô còn chưa nói gì đã thấy anh ta cầm dù chạy về phía cô.

Trái tim cô như bị nghẽn lại, đau đớn đến nỗi sắp rơi nước mắt.

Anh còn chạy làm gì nữa, bọn cô đã ướt nhẹp rồi.

Quan Tố Thư đi vào một vườn hoa, khác với vườn hoa mà Từ Chu Diễn đã dẫn tới, anh thả đòn gánh và giỏ trúc xuống, đặt lại vòng hoa trên đỉnh đầu của cô, sau đó dùng dù chặn trận gió thổi đến trước mặt ba người bọn họ.

Dưới mái hiên, mưa rơi xuống liên tục, Quan Tố Thư ngẩng đầu nhìn Từ Chu Diễn bất ngờ xuất hiện, trong lòng nhất thời không biết có phải là vui mừng hay không.

Cô bị ướt, trên tóc vẫn còn dính hạt mưa, Từ Chu Diễn giơ tay lên, dừng một lát rồi lại đặt xuống, lấy một chiếc khăn tay trong túi, nhẹ nhàng lau nước mưa trên đầu cô.

Tâm trạng Quan Tố Thư đột nhiên hoảng sợ, không biết nên làm như thế nào, khó khăn mà bắt chuyện, cô nói lung tung: “Anh tới sớm một chút thì em đã không bị dính mưa rồi.”

Anh không tức giận, không cau mày, trái lại nở nụ cười.

Khuôn mặt cô và lỗ tai đều đã ửng hồng, ngay cả cách phàn nàn cũng đều nhẹ nhàng, trong mắt còn ướt át, giống như một con mèo bị bệnh vậy.

Thấy mắt cô dần dần đỏ lên, Từ Chu Diễn không biết là vì cô nghe được chuyện xưa, hay là cô còn đang tức giận, nhất thời tay chân luống cuống, nói: “Đừng khóc.”

Bà cụ đứng ở một bên nở nụ cười, bên tai của Quan Tố Thư đỏ lên, gỡ tay của Từ Chu Diễn ra, không muốn nhìn tới Từ Chu Diễn nữa.

Ba người đứng ở dưới mái hiên, chờ mưa nhỏ dần.

Trên tay Từ Chu Diễn còn cầm theo một cái dù, hỏi Quan Tố Thư: “Cái này đưa cho bà được không?”

Quan Tố Thư gật đầu, Từ Chu Diễn xoay người nói với bà cụ: “Bà ơi, bà cầm dù rồi về trước đi ạ.”

“Cảm ơn các cháu.” Cơn mưa này tới bất ngờ, bà cụ cảm ơn ý tốt của bọn họ.

Chương kế tiếp