Giấc Mộng Hoè Nam

Chương 10
Cảnh Thời

Có lẽ dấu vết mà em để lại quá sâu đậm, vì thế cho nên dù sau này anh có gặp qua bao nhiêu người đi nữa thì vẫn có cảm giác thiếu thiếu gì đó, dáng vẻ cười rộ lên của họ còn thiếu một chút, lúc họ làm nũng còn thiếu một chút, độ ấm đôi tay còn thiếu một chút, cảm giác bọn họ ôm anh cũng thiếu một chút, dù như thế nào đi chăng nữa anh cứ luôn cảm thấy không phải.

Vì vậy anh trở về rồi, để yêu em thêm lần nữa.

Nếu không có Bùi Tử Quân cản anh, chắc chắn anh đã chiến đấu tới cùng với đám quan chức hợm hĩnh ở Cục thể thao bằng chiếc thẻ nhớ trên tay. Cuối cùng, anh đi tìm người cha ruột mà anh đã không gặp lại lần nào từ sau năm anh lên bảy.

Anh không thể nói là ông ta không có quan hệ gì với mình, nhưng quan hệ huyết thống đang đóng băng cần có thời gian mới có thể hòa tan nó. Anh cố gắng không nghĩ đến những khổ cực mẹ mình đã phải chịu đựng suốt mấy năm nay ở Mỹ, anh nói chuyện này thật sự rất quan trọng với anh, ông ta nói ông ta biết rồi, sau đó cho đến khi anh rời khỏi văn phòng của ông ta, ông ta cũng không nói thêm gì. Cũng phải, anh và mẹ sống như thế nào ở Mỹ, vì sao anh lại về nước, ông ta có xem anh thi đấu tennis không, những cái đó có liên quan gì. May mà còn có em, em rũ mắt nói muốn mời anh ăn kem. Vẻ mặt thu hết can đảm rồi lại trở nên hết sức dè dặt của em, giọng điệu mềm mại hỏi anh có thể dạy tiếng Anh cho em hay không, và đôi mắt tràn trề khát khao như một chú nai con của em, đã vây lấy trái tim anh, khiến nó đập loạn nhịp.

Em thật sự rất khác người, giống như áo sơ mi cũ hoặc vỏ hộp sữa bò giấy, không có điểm nào nổi bật, nhưng sau khi nếm thử hương vị thì lại muốn ôm chặt lấy em không buông bỏ. Anh cũng thích xem dáng vẻ ghen tuông của em, giấu đi đôi mắt ấm ức và cái miệng nhỏ lo lắng giống như pha lê, có thể rơi vỡ tan tành bất cứ lúc nào.

Hồi trung học, anh rất được chào đón, nhưng anh không thích những cô gái lộng lẫy lòe loẹt cả trường đều biết đó. Có một nữ sinh thể dục nhịp điệu luôn gọi cho anh bằng nhiều cách, anh không thích việc cô ta sửa váy thành ngắn cũn cỡn, cũng không thích mái tóc xoăn quá mức trưởng thành của cô ta. Một hôm cô ta đưa anh một cái iTouch, đó là sản phẩm mới của Apple, chỉ có thể mua được ở Mỹ. Anh tìm đến cửa lớp của cô ta, gọi cô ta ra ngoài, cả một đàn con gái vây quanh cô ta, phát ra tiếng cười đầy ẩn ý, vừa lúc ấy em đi ngang qua. Anh rất ghét cái loại con gái chiêu trò như thế này, anh đưa đồ lại cho cô ta, nói cô ta đừng có phiền anh nữa, sau đó mặc kệ mặt cô ta biến sắc, vội chạy đi tìm em.

Em giận rồi, em đi rất nhanh, anh đi theo sau em. Anh nói: “Thẩm Hòe Nam, em giận anh à?”.

Em dừng lại nhưng không quay đầu, anh nói: “Sao lại không nói gì, giận anh thật sao?”.

Một lát sau, anh nói: “Vậy được rồi……”

Biểu cảm của em lén thay đổi, lộ ra chút gì đó đắc ý.

Anh cười, em cảm thấy em thắng à, cún con! Anh tháo dây buộc tóc trên cổ tay xuống, đưa ra trước mặt em, nói: “Vậy trả lại cho em.”

Em hơi sửng sốt, ngẩng đầu nhìn anh, sau đó vội nói: “Em không có giận.”

Anh khẽ cười, dùng dây buộc tóc thành chỏm, búng một cái vào trán em, nói: “Không giận thì tốt.”

Đương nhiên em biết mình đã bị lừa, khịt mũi một cái, phần mũi chun lại trông thật đáng yêu, đôi môi hồng hào hơi hơi nhếch lên. Anh lập tức ôm lấy em, muốn em hòa vào lòng mình.

Từ trước đến giờ anh chưa bao giờ cảm thấy thời gian trôi nhanh như thế, ngày mười một chúng ta còn đi nhà Trần Kiến Quốc ăn cơm. Trần Hoành Vũ và người vợ đang mang thai của cậu ta cũng đến, Trần Hiểu Đồng dẫn con trai theo, còn có ba người chúng ta nữa. Bất tri bất giác, mười năm, cảnh còn người mất, chỉ có người dì là ở trong căn bếp của bà ấy, không muốn xuất hiện.

Nhiệm vụ nấu cơm bị đồn lên Trần Kiến Quốc và con gái Trần Hiểu đồng, chúng ta tới nhà hơi muộn, vừa đến đã chuẩn bị ngồi xuống bàn ăn cơm. Từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, bầu không khí trên bàn cơm có hơi xấu hổ, có người quen, cũng có người không quen. Trần Hoành Vũ bận chăm sóc vợ, Trần Hiểu đồng vừa gắp đồ cho con trai kén ăn vừa khuyên Trần Kiến Quốc đã lớn tuổi uống ít rượu thôi. Em thì bận chăm cho A Chính, đôi khi cũng nhìn anh cười.

Thời gian ngăn cách chúng ta.

Con người ai rồi sẽ thành người lớn, thành người chính là trở lại mặt đất. Thời niên thiếu, có ai mà không bay trên trời đâu, tràn đầy tình yêu và sức sống, đó là trong lòng biết rõ ràng trên đời không có bất kỳ điều gì thực sự làm cho chúng ta cảm thấy khó xử. Nếu như tốt số, khi lớn lên sẽ có vài miếng giảm xóc, đáp đất với vẻ xinh đẹp. Nếu như vận may hơi kém một chút thì bị sức hút của trái đất hút ngã xuống, trong lòng biến thành một cái xác cứng ngắt, còn không thì cũng bị tông đến mức nát nhừ.

Mười năm trước, năm ấy ăn tết sớm lắm, hai ngày thi cuối kỳ vừa mới kết thúc đã là 30 mất rồi. Chúng ta nắm tay, đi trên sân thể dục vẫn chưa tan tuyết hoàn toàn, em nói lần nào em ăn tết cũng qua nhà Trần Hoành Vũ, hỏi anh có muốn đi cùng không. Thật ra anh không thích trường hợp nào có quá nhiều người lạ, nhưng nhìn đôi mắt mong chờ của em, anh gật đầu.

Đó là lần đầu anh đến trước hiên nhà em, những lần trước đây thì lần nào anh cũng đứng ở dưới lầu nhìn bóng dáng em bên cửa sổ là rời đi rồi, cầu thang bằng xi măng tối săm và lan can tróc sơn khiến anh nhất thời thấy không thoải mái. Anh xuất hiện cùng em làm cho cả nhà họ Trần có chút giật mình. Nhà Trần Hoành Vũ là nhà có ba phòng, nhiều hơn nhà em một phòng, tuy cách bài trí xưa cũ nhưng thoạt nhìn trong phòng cũng rất chỉnh tề. Em giới thiệu anh với Trần Kiến Quốc, ngại nói quan hệ của chúng ta nên chỉ nói anh và em là bạn thân, người nhà của anh đều ở Mỹ, hơn nữa anh cũng từng có lần làm đồng đội trên sân với Trần Hoành Vũ. Trần Kiến Quốc chỉ gật đầu, thật ra anh và ông ấy đã gặp nhau trước đó, hơn nữa ông ấy cũng biết anh là người con trai đưa em về nhà mỗi ngày. Đương nhiên ông ấy cũng biết quan hệ giữa chúng ta, ông ấy quá hiểu em nên đã ngầm đồng ý với thân phận người lớn trong nhà. Nhưng Trần Hiểu Đồng vừa thi đỗ học viện cảnh sát Hồng Kông vừa nhìn một cái đã nhận ra quan hệ giữa chúng ta, nhìn anh và em bằng ánh mắt tràn đầy sự hóng hớt.

Tài nấu nướng của Trần Kiến Quốc rất đỉnh, đặc biệt là món cá chép dấm đường, chua ngọt ngon miệng nhưng không mất độ tươi mềm. Ông ấy hỏi anh đón tết Âm lịch bên Mỹ như thế nào, anh nói bên này chỉ đón lễ Giáng Sinh, lúc Tết Âm lịch thì đi phố người Hoa ăn một bữa đồ ăn Trung Quốc, rất chán. Ông ấy hỏi chúng ta có kế hoạch gì trong tương lai không, anh nhìn về phía em cười nói, mùng bảy anh và em sẽ đi tham gia kỳ thi tự chủ tuyển sinh dành cho các vận động viên chuyên nghiệp của Đại học Tam Hộ. Trần Hoành Vũ nói, mồng bảy cậu ta sẽ đến Đại học Hong Kong.

Trần Kiến Quốc cười vui vẻ, sau khi do dự một chút, ông ấy hỏi anh có biết gì về hoàn cảnh gia đình của em không. Trần Hiểu Đồng chạm vào ông ấy, nói, nói đến những cái đó làm gì. Không khí trên bàn cơm có hơi lúng túng, cái mâm to đựng cá chép dấm đường còn có logo “Kỷ niệm 40 năm thành lập xưởng dệt Hong Kong”, anh gật đầu nói mình biết.

Trần Kiến Quốc không nhắc lại, chúng ta đều bắt đầu yên lặng ăn cơm, đôi khi nhắc đến một vài chuyện trong trường học, sau đó nói về tương lai của chúng ta. Trần Hiểu Đồng định sau khi tốt nghiệp thì đến phân cục làm việc chứ không phải đồn công an, Trần Hoành Vũ nói muốn làm quản lý cấp cao của xí nghiệp nước ngoài, em nói muốn đổi một viện điều dưỡng tốt hơn cho mẹ, anh nói anh muốn ở bên em mãi.

Đồ ăn nóng hôi hổi làm thủy tinh lạnh lẽo đóng một lớp hơi nước, song cửa sổ màu đỏ, ánh mặt trời chiếu vào phòng theo khe hở của giấy cắt. Lúc đó thật tốt, chúng ta còn trẻ, tràn đầy sức sống, vứt bỏ quá khứ, tràn ngập hi vọng với tương lai, cảm thấy cả thế giới đều là của chúng ta. Nhưng sự thật thì thế giới mãi mãi không phải là của chúng ta, chúng ta chỉ lớn lên thôi.

Đó là bữa cơm năm mới cả đời anh khó quên, sau khi ăn cơm trưa, anh đến viện điều dưỡng để chăm sóc mẹ cùng em. Em nói với anh không chỉ một lần, nếu thấy không quen thì có thể đi về trước. Anh ôm lấy bả vai của em, nói không sao. Chỉ có khi nào đụng đến chuyện của mẹ, em mới giống như bị bao bọc mời một lớp băng, cho nên mọi người đều không biết, chọc thủng tầng băng này, sẽ có vô số ngọt ngào chảy ra từ bên trong.

Nói thì nói như thế, nhưng khi đến phòng bệnh, anh vẫn không biết nên đặt mắt ở chỗ nào. Nếu nhìn mẹ em thì đúng là cảm giác tâm lý không ổn lớn hơn sinh lý không ổn, nếu không nhìn thì lại có vẻ như không tôn trọng lắm. Anh đành phải quay đầu nhìn cửa sổ của viện điều dưỡng tiêu điều, rốt cuộc thì có rất ít người ở lại chỗ này vào ngày 30 Tết. Phòng bệnh cũng trống trải, chỉ có một cái giường bệnh, một bàn trà nhỏ và một cái TV cũ. Giống như thế giới sau khi bị tuyết bao phủ vậy, trắng xóa, không có sức sống. Cả đêm em bận rộn chà lau toàn thân cho mẹ, anh muốn giúp em nhưng thực sự là anh không dám đối mặt với cơ thể đã hoàn toàn biến dạng của mẹ em. Em quay đầu, cười với anh, nụ cười xin lỗi và cảm kích, anh hiểu ý của em, chỉ ngồi đó xem em làm. Em lau người cho mẹ rất nghiêm túc, tuy rằng chỉ có ba người ở đây nhưng em vẫn che đi gần hết cơ thể thể đã bị chưng khô của mẹ, chỉ lau những bộ phận lộ ra bên ngoài, nỗ lực giữ gìn tôn nghiêm cho cơ thể bỏng nặng của mẹ mình.

Sắp đến 10 giờ, anh xuống lầu mua một ít sủi cảo rồi quay lại. Em nâng mẹ dậy, đút từng miếng sủi cảo đã được làm vụn vào cái miệng chỉ còn một khe hở của mẹ mình. Từ góc độ này, anh có thể thấy được tôi mắt tàn khuyết của bà ấy, có lẽ chỉ có sự rung động tròng mắt rất nhỏ đó có thể chứng minh được bà ấy còn tồn tại trên thế giới này. Anh lại nghĩ đến lần đầu thấy em cõng mẹ trong thang máy, nghĩ đến em cả người kiêu ngạo, vô cùng kiên cường, phát ra một loại đẹp đẽ cực đoan đến chí mạng.

Anh rất khó chịu, là kiểu khó chịu mà trước giờ chưa từng gặp. Dường như anh đã thấy được đôi tay linh hoạt thao tác bên trên máy móc, bọn họ cùng chau chen vào phòng tắm lớn bốc hơi nước để tắm, đứng bên dưới vòi phun nước rủ sạch bụi vải bám đầy vào tóc và cổ, nhà tắm vang vọng những tiếng cười trong trẻo, mái tóc dài đen bóng, trong những khuôn mặt hồng hào trẻ trung đó có mẹ em, có cô của Trần Hoành Vũ.

Thật sự anh không ăn nổi nữa, anh đi đến hành lang không có bóng người, thở từng hơi từng hơi một. Điện thoại của anh vang lên, số điện thoại đến từ nước Mỹ, mẹ anh ở bên kia đầu dây, nói với anh: “Chúc mừng năm mới.”

Anh sửng sốt một lúc, ngẩng đầu lên vì sợ nước mắt rơi xuống, giọng nói của anh khẽ run, anh nói: “Mẹ, con yêu mẹ.”

Mẹ anh ở đầu bên kia cười nói: “Con trai ngốc, sao thế? Muốn về Mỹ à? Muốn về thì tìm chú con để đặt vé máy bay…”

Nước mắt anh rớt xuống, chạm vào nền xi măng, anh nói: “Mự, con thật sự rất yêu mẹ.”

Anh lau sạch sẽ nước mắt của mình, vào trong phòng bệnh, trên Tivi đang đếm ngược chào năm mới, anh đi đến, ôm lấy eo em.

Bốn, ba, hai, một……

Ngoài cửa sổ sáng bừng.

Trong đêm đen, pháp hoa giống như lốc xoáy đang quay tròn phát sáng, pháo hoa đang rực lên, bao phủ hai sườn núi, những tòa nhà cao tầng sáng chói như những ngọn lửa ở nơi xa đứng sừng sững, những biểu tượng kiến trúc đặc trưng của Hong Kong bị lu mờ, màn đêm đen được ánh sáng điểm xuyết, phun trào sức sống. Cách một cánh cửa sổ, thế mà lại là hai cực thế giới. Một cái đi lên, một cái lụi tàn.

Trong phòng bệnh nhỏ hẹp, đồng tử của em phản chiếu lại pháo hoa sáng chói, anh thấy được rất nhiều thứ bên trong, em sống cẩn thận, em im lặng nhưng mạnh mẽ, em mím chặt môi, tư thế cúi đầu và ánh mắt khát khao của em, tất cả đều nhẹ nhàng nhưng thịnh trọng, bụi trần rơi xuống cùng lúc với ánh sáng đang nhấp nháy, những gợn sóng biển khuấy động bên trong ánh lửa.

Em nói:“Cảnh Thời, chúc mừng năm mới!”.

Ta ôm lấy em.

Có lẽ cả thế giới đều thích một đứa trẻ có gia đình trọn vẹn không có khuyết điểm, vậy em hãy đến bên anh. Để anh ôm em nhạy cảm yếu mềm nhưng vẫn còn sự lương thiện, em cố gắng tồn tại nhưng lại sợ rơi vào vực thẳm sẽ biến mất. Em không sai, cũng cảm ơn em đã dũng cảm để tồn tại.

Anh vẫn ở nơi đây.
Chương kế tiếp