Giấc Mộng Hoè Nam

Chương 14
Cảnh Thời

Nghe thấy hai chữ "tử hình" bật ra từ miệng của Chu Vân Phong, anh vẫn hết sức bình tĩnh, thậm chí còn cảm nhận được cánh tay của em không có dũng khí để duỗi thẳng ra. Anh không muốn nói gì cả, để mọi người xem buổi biểu diễn độc thoại nhàm chán của cậu ta, một vở diễn không ý nghĩa gì cả.

Cậu ta cười rồi nói:

- Xin lỗi nha Cảnh Thời. Cậu cũng biết đấy, lúc đó cha mẹ của tôi cũng nằm trong số công nhân bị cho thôi việc ở nhà máy điện. Chúng tôi đều là nạn nhân.

Anh vẫn không trả lời, cậu ta nói đúng.

- Cảnh Thời, bao nhiêu năm rồi, cậu cũng nên thay mặt mẹ cậu nói xin lỗi tôi đi chứ!

Phòng bao nhất thời chìm vào trong một vũng nước tù động, ánh mắt mọi người không biết nên nhìn vào đâu. Anh thoáng nhìn thấy tay em siết lại thành nắm, anh kéo tay em, rồi anh nhìn em khẽ cười một cái. Đôi mắt em quá phức tạp, nhưng những cảm xúc đó đang muốn biểu hiện điều gì thì anh đều cảm nhận được rất rõ ràng.

Anh cầm một ly bia đầy đứng lên, đang định nâng ly và nói mấy chữ “thành thật xin lỗi” thì có một người khác cũng đã đứng lên, rồi đi tới cạnh Chu Vân Phong.

Anh nhớ cậu ấy, cậu ấy tên là Phó Nhất Duy, hồi cấp ba đã từng đánh bóng với nhau vài lần. Lúc đó, cậu ấy là một chàng trai rất lễ phép, sau khi nhận được giấy báo từ một trường học nước ngoài thì anh không còn nhìn thấy cậu ấy nữa. Cậu ấy vừa đi vừa nói:

- Chu Vân Phong, ông tiến sĩ hướng dẫn cho cậu là giáo sư Lưu Bạc Thiên đang giảng dạy ở Đại học Hồng Kông đúng không?

Chu Vân Phong không vui khi bị cắt ngang, liếc nhìn Phó Nhất Duy một cái rồi nói: - Đúng rồi.

Phó Nhất Duy nói tiếp:

- Nhà tôi và nhà họ qua lại nhiều năm, ông ấy cũng từng nhắc tới cậu với chúng tôi, bảo rằng cậu là người lo hương khói sau khi ông ấy qua đời. Cậu đối xử với bọn họ không khác gì cha mẹ ruột, nghe nói còn giúp vợ thầy đi vệ sinh nữa.

Sắc mặt Chu Vân Phong bỗng thay đổi, nói:

- Phó Nhất Duy, tôi xem giáo sư như cha mình vậy!

Phó Nhất Duy mỉm cười không có chút ấm áp, nói:

- Ồ, tôi biết rồi nè! Giáo sư Lưu cũng đã coi cậu là con trai của ông ấy từ lâu rồi, nếu không chi phí xuất ngoại, hạng mục trung tâm, và luận văn tiến sĩ của cậu làm sao có thể hoàn thành thuận lợi đến thế. À mà, cô gái bác Lưu giới thiệu cho cậu cũng được lắm đấy, khi nào hai người kết hôn vậy nhỉ?

Chu Vân Phong tức giận nói:

- Phó Nhất Duy, chuyện của tôi không liên quan đến cậu!

- Đương nhiên là không liên quan đến tôi rồi, tôi chỉ thắc mắc là cậu có thêm một cặp cha mẹ làm việc ở nhà máy điện từ khi nào vậy? Cậu quên là cậu đã đã tuyên bố trước mặt bác Lưu rằng cậu chỉ có một người cha…

- Phó Nhất Duy, cậu quá đáng lắm rồi đấy!

Phó Nhất Duy nhún vai, cư xử vẫn luôn điềm đạm. Cậu ấy nâng ly mời anh, rõ ràng đây là động tác khiêu khích Chu Nhất Phong, nói:

- Cảnh Thời, lâu rồi không gặp, cùng đi đánh một trận bóng đi!

Được nước đẩy thuyền, anh đồng ý. Mấy người bạn học thấy cảnh này cũng nói có việc, sau đó đứng dậy và rời đi, vở kịch dở khóc dở cười của Chu Vân Phong cũng kết thúc không có hậu cho lắm.

Sau khi bước ra ngoài, anh cảm ơn Phó Nhất Duy, cậu ấy nói không có gì, bảo vẫn còn phải hoàn thành luận án nên chào tạm biệt và quay lại trường học. Anh đã kết bạn WeChat với cậu, hẹn sẽ chơi bóng cùng nhau khi có thời gian.

Chúng ta bắt taxi về nhà và không nói chuyện trên đường đi. Anh mở cửa sổ xe ra một khe hở nhỏ, cho làn gió mát cuối thu ùa vào bên trong, nhìn những cây ngô đồng đang ngả tụt lại phía sau, tựa như suy nghĩ rất nhiều, lại như không nghĩ ngợi gì cả. A Chính đến nhà Trần Hoành Vũ chơi, trong buổi chiều yên tĩnh này, anh và em làm tình, anh ôm em, em rất nóng, không ngừng rên rỉ tên anh trong khoái cảm và từng trận mồ hôi. Đôi tay của em sờ lên lưng anh hết lần này đến lần khác, lần xuống phần eo. Anh cố định tay em ở hông, ở đó có ba chiếc đinh thép, chúng nó là dấu chấm hết cho sự nghiệp thể thao của anh.

Em nói bằng giọng hụt hơi sau khi làm tình:

- Cảnh Thời, em còn có thể có anh sao…

“Em còn có thể có anh sao?”, một câu nói thốt ra nhẹ nhàng như vầy, trong giờ phút buổi chiều yên tĩnh, lướt qua từng con phố, mọi cảm xúc biến thành dòng chất lỏng bên dưới ánh nắng mặt trời, dày đặc, đầy đặn, những ký ức không bị gò bó dâng lên từng đợt giống như thủy triều, đưa anh vào bầu không khí ngột ngạt lại ngọt ngào. Anh ôm em thở hổn hển, vấn vương thật lâu, hôn đến khi em không còn sức để ôm lấy anh nữa.

Đây là một tình yêu thầm lặng chỉ nên hiểu rõ trong lòng, chúng ta có rất nhiều câu chuyện đã được định sẵn không thể nói ra. Không thể lấy chúng làm chuyện để nói, có điều trong một đêm nào đó nghĩ lại tất cả, trong sinh mệnh mình có một khuôn mặt đã từng khiến mình rung động, tim đập nhanh hơn, nói ra những lời trái với lương tâm, giả vờ mỉm cười thông qua đôi mắt. Có điều anh không thể nhớ rõ, lớp ngụy trang luôn bị những cơn gió thổi bay, nhưng những trải nghiệm không tên này đối với anh, chỉ là một câu chuyện kể về nỗ lực yêu và muốn được yêu một cách cuồng nhiệt. Cho dù là một quá khứ đau buồn cũng xua tan những nghi ngờ của anh rằng thế giới không có sự chữa lành. Trong mọi hoàn cảnh, anh sẽ chấp nhận số phận của anh một cách bình thản nhất.

Ca phẫu thuật năm ấy không thuận lợi, trải qua vô số lần đại phẫu, về cơ bản anh phải nằm trên giường bệnh mất hai tháng. Anh biết rõ về chấn thương của anh, nhưng những gì bác sĩ nói với anh trước ca mổ thứ hai khiến anh như nghẹt thở. Ông ấy nói rằng ngay cả khi ca phẫu thuật thành công mỹ mãn thì anh cũng không trở về như ban đầu được. Vả lại đây là lần thứ hai anh bị chấn thương, tuyệt đối không thể để cơ thể thực hiện những vận động quá mạnh. Bác sĩ nói với giọng rất nhẹ nhàng, và anh biết ánh mắt thương hại đó nói lên rằng anh sẽ không bao giờ có thể chơi một trận quần vợt chuyên nghiệp nào nữa.

Một năm trước khi anh gặp em, anh vừa vô địch Wimbledon dành cho lứa tuổi thiếu niên và đang lái xe trở lại học viện quần vợt sau kỳ nghỉ. Một chiếc xe tải đã đâm vào anh, tất cả những gì anh còn nhớ được là tiếng rít cùng với những mảnh kính vỡ toang ra. Khi anh tỉnh dậy, chỉ nhìn thấy mình đang nằm trên giường bệnh và mẹ thì ngồi kế bên.

Mẹ không nói với anh về tình trạng thương tích, chỉ nói chú đã điều tra rõ chuyện này. Là do tài xế giao hàng ở khu phố Tàu lái xe trong lúc buồn ngủ, đã bị cảnh sát bắt đi, mẹ bảo anh trở về Trung Quốc nghỉ ngơi thư giãn một thời gian. Anh không phản bác, bởi vì khoảnh khắc anh đứng trên mặt đất, anh cảm nhận được rất rõ cơ thể của anh không còn là phần thân thế nguyên vẹn ban đầu nữa rồi.

Ít nhất anh còn có em, vốn tưởng có thể sớm quay về Trung Quốc tìm em, nhưng cuối cùng lại nhận được tin dữ. Người mẹ đã lâu không gặp của anh bị cảnh sát Trung Quốc áp giải xuống từ máy bay, bà ấy cúi đầu thật thấp, đèn flash nhá lên mái tóc bạc trắng chỉ sau một đêm của bà. Trên màn hình còn xuất hiện rất nhiều hình ảnh quen thuộc, có Trần Hoành Vũ đang cầm biểu ngữ, có những tòa nhà quen thuộc ở Bắc Thành cũ, có nhiều hình ảnh vụ nổ lớn ở xưởng dệt… Anh bóp chặt quả quýt vừa mới lột vỏ trong tay, không phát hiện ra mấy giọt nước quýt đang nhiễu xuống tấm chăn trắng tinh trên giường bệnh.

“Theo như báo cáo điều tra từ thư tố cáo từ tập thể người dân thành phố Hồng Kông, bà Tôn Lệ Hoa, nguyên Phó Khu trưởng quận Bắc thành phố Hồng Kiều, đã bị Uỷ ban kỷ luật thành phố Hồng Kông tạm giữ. Bảy ngày sau bị Viện kiểm sát thành phố phê chuẩn bắt giữ với ba tội danh liên quan đến tham ô, nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực.”

“Được biết, Tôn Lệ Hoa trong quá trình thu hồi đất tại trung tâm chi nhánh của Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Đô thị thành phố, hư cấu sự thật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của nhà máy điện cũ, lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền thu hồi đất là 349,85 tỷ nhân dân tệ. Bên cạnh đó, trong vụ nổ nhà máy dệt ở thành phố Hồng Kông vào năm năm trước, Tôn Lệ Hoa đã liên thủ với công ty con của mình, bán rẻ nhà máy dệt với giá 61.6 triệu nhân dân tệ, không bố trí thỏa đáng cho những nạn nhân trong vụ nổ, thay vào đó là chuyển trái phép 61.6 triệu nhân dân tệ đó vào tài khoản ban đầu được mở bằng tên của xưởng dệt nhưng thực chất là nằm dưới sự kiểm soát của công ty của riêng mình…”

“Con trai của Tôn Lệ Hoa là thiên tài quần vợt người Hoa đầu tiên sau Trương Đức Bồi. Năm ngoái vừa giành được ngôi vị quán quân đơn nam của nhóm thiếu niên Wimbledon…”

Nghe giọng nói lạnh lùng của người dẫn chương trình trên TV, anh ném quả cam lên tường, nhìn nước ép màu cam dính tung tóe, chảy thành vệt dài xuôi theo vách tường. Mặc kệ sức khỏe của bản thân, anh tìm thấy chú anh cũng đang gặp nạn, chú ôm anh và nói với anh rằng đừng lo lắng, mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Nhìn chú với đôi mắt kiên định, anh nói:

- Con sẽ quay về Trung Quốc.

Chú đặt tài liệu lên tay anh và nói:

- Con về bây giờ không phải lại gây thêm rắc rối cho mẹ con sao?

- Con phải về!

- Cảnh Thời, sai lầm đã xảy ra rồi. Mẹ con muốn con định cư ở Mỹ là vì hy vọng một ngày nào đó có thể bảo vệ được con!

- Nếu con không bao giờ được gặp lại mẹ nữa thì phải làm sao bây giờ?

Chú đặt điện thoại xuống bàn và nhìn anh, ánh mắt tràn đầy cảm xúc, chú hít một hơi dài, vỗ về vai anh, nói:

- Cảnh Thời, con đã lớn rồi.

Ngồi trên một chuyến bay dài, anh đã suy nghĩ rất nhiều, nghĩ đến việc em xấu hổ khi lấy đồ ở cửa hàng tiện lợi, nghĩ đến em đầy bản lĩnh bảo vệ mẹ, nghĩ đến em đi trên đường nhựa và nói với anh rằng: “Em chỉ có một người mẹ.”

Nhưng anh cũng chỉ có một người mẹ, dù cho bà ấy có phạm sai lầm.

Hồi anh mới đến nước Mỹ, tiếng anh của anh không tốt. Mẹ đưa anh đến trường dạy quần vợt, trong thời kì mà người châu Á bị phân biệt đối xử, mẹ, một người phụ nữ thấp bé, đã che chở anh ở sau lưng mình và nói với huấn luyện viên rằng con trai mẹ sẽ không để cho họ thất vọng. Tại hiện trường của trận chung kết, mẹ anh đang ngồi trong khán phòng, hai tay chắp ở trước ngực nhìn anh đỡ từng quả bóng vô cùng chắc chắn, và sau vụ tai nạn xe, tâm trạng anh không ổn định và thường xuyên mất bình tĩnh, chính mẹ là người ở bên anh để trấn an anh: “Con trai, ngoài quần vợt, con còn có mẹ”. Anh lau nước mắt nơi khóe mắt và nhìn ra đám mây bên ngoài cửa sổ, tự hỏi bản thân nên đối mặt với mẹ như thế nào, và cả với em.

Anh không nói với ai rằng anh quay về Trung Quốc, anh cũng không dám nói với ai cả. Anh đến trại tạm giam thăm mẹ, bà ấy đã già đi nhiều rồi, anh không hỏi tại sao mẹ lại làm điều này bởi vì nó không còn ý nghĩa nữa. Anh biết rằng một phần lý do thôi thúc bà ấy làm như vậy là vì anh.

Bà ấy lúc nào cũng lau những giọt nước mắt lăn trên gò má, không còn chút khí thế như hồi còn trên thương trường, bà ấy không cất lời được. Anh nói với bà ấy rằng anh không sao, ca phẫu thuật diễn ra rất tốt đẹp nên mẹ đừng lo lắng. Bà ấy liên tục gật đầu, trong lòng xúc động dâng trào. Anh nói với bà ấy rằng khi anh lớn lên, anh có thể tự mình nuôi mình. Bà ấy khóc và anh cũng bắt đầu rơi nước mắt.

Anh gật đầu và nhìn bà ấy bị dẫn đi, bà ấy đã nói câu cuối cùng với anh:

- Con trai, mẹ yêu con.

Đó là lời nói cuối cùng bà ấy nói với anh.

Nước mắt cứ tuôn rơi trên suốt đường đi, anh muốn lấy bàn tay lau đi nhưng càng lúc càng chảy dài trên má đến mức không thể ngăn được, chỉ biết mặc kệ. Chuyện gì tới rồi cũng sẽ tới, người nên khóc thì cứ khóc đi.

Khi đó còn một tháng nữa là đến kỳ thi Đại học, anh không quấy rầy em, cũng không bước chân vào trường nữa. Sau khi em tan học, anh âm thầm đi sau lưng em, giữ khoảng cách rất xa, vừa đủ để em không nhìn thấy anh. Giống như lần đầu đưa em về nhà, sau đó anh trốn trong con hẻm ở phía bắc thành phố cổ, hút một điếu thuốc và đợi khung cửa sổ của em chuyển từ tối thành sáng. Anh biết em đã nhìn thấy anh, nhưng anh vẫn như vậy mỗi ngày, cho đến khi chúng ta chia tay.

Quay đi quay lại, đôi khi im lặng còn giá trị hơn cả ngàn lời nói. Tâm hồn bị ám ảnh bởi những ước mơ, cùng với những cảnh tượng khiến người ta phải thổn thức. Tất cả những lời anh muốn nói với em đều được giấu đi, nuốt ngược vào trong, kèm theo đó là sự lo lắng, bồn chồn, cám dỗ, khao khát và những hoang mang về tương lai sau này. Con người yếu ớt cứ như muỗi và kiến, giãy giụa trong vũng lầy tuyệt vọng, chí ít trong một góc hẹp thế này có thể chắn bóng tối nơi ngoài cửa sổ.
Chương kế tiếp