Thập Niên 60 Gả Cho Đầu Bếp

Chương 83: Học thêu
Điền Đại Trụ đi rồi, Điền Hữu Phúc cũng đã rời đi, Từ Sương thì về nhà trước để nấu cơm.

Tiền Cúc Hoa nói lời cảm ơn với Vương Anh, Vương Anh cũng nhanh chóng đỡ cô ta lên giường: “Không nói chuyện này nữa, cô phải tự chăm sóc bản thân thật tốt đó.”

Trên mặt Tiền Cúc Hoa có chút buồn bã: “Trước kia tôi cảm thấy việc phải một mình rất đáng sợ, nhưng sau khi nói xong lời vừa rồi, trong lòng lại rất thoải mái.”

Khuôn mặt đại nha đầu cũng có chút buồn bã, nhưng nhị nha đầu lại rất vui vẻ: “Cha đã đi, chúng ta sẽ có thể sống với mẹ rồi!”

Tiền Cúc Hoa sờ mặt hai đứa con gái: “Đi theo mẹ sẽ phải chịu khổ đó.”

Nhị nha đầu: “Con không sợ đâu!”

Chỉ cần không vất cô bé đi là được rồi!

Vương Anh đắp lại chăn cho Tiền Cúc Hoa, nói đù: “Có lẽ những ngày sau này đều là ngày tốt đó!”

Tiền Cúc Hoa cười cười, đương nhiên cũng không tin tưởng.

Vương Anh đặt em bé vào trong lòng ngực Tiền Cúc Hoa: “Dinh dưỡng của cô không đủ, vết thương ở chân cũng không tốt lên, mấy ngày tiếp theo cố gắng đừng di chuyển gì cả, ngày mai tôi sẽ đến châm kim cho cô. Gọi đại nha đầu đi theo tôi về lấy thuốc đi.”

Tiền Cúc Hoa đứng dậy muốn đi lấy tiền trả Vương anh, nhưng bị Vương Anh từ chối: “Tôi biết cô không thích nợ ai, nhưng việc này không giống, năm sau cô hãy trả cho tôi sau. Trước tiên cô hãy ở cữ thật tốt đã.”

Đại nha đầu hiểu chuyện đi theo Vương Anh lấy thuốc, khi trở về trên mặt đầy sự thấp thỏm: “Chị Vương Anh nhất định phải cho con.”

Trên tay cô bé cầm năm sáu quả trứng gà và một túi khoai bọc đường.

Tiền Cúc Hoa sờ đầu con gái: “Thôi, đi luộc một quả cho con và em gái, cũng là thêm chút canh trứng, chúng ta cùng nhau uống.”

Vương Anh tiễn đại nhà đầu về, vui vẻ mà ngâm nga.

Từ Sương: “Vui như vậy sao?”

Vương Anh: “Tất nhiên rồi.”

Không có gì hạnh phúc hơn khi một người có thể dũng cảm bước ra khỏi mối qua hệ sai trái.

Tiền Cúc Hoa đã thoát được khỏi tình trạng khó khăn trước kia, chắc chắn sau nay cuộc sống sẽ ngày càng tốt lên.

Đang nói, bỗng nhiên Vương Anh “A” một tiếng, chạy xuống phòng bếp, nồi lẩu đã được chuẩn bị tốt nhưng lại không ăn, nên ớt trong nồi cũng đã đông thành một cục.

Vương Anh tự an ủi bản thân, ít nhất thì nó vẫn là lẩu, nguyên liệu cũng chưa bỏ vào, cho nên đợi ngày mai ăn cũng giống vậy thôi.

Ngày hôm sau, cuối cùng cũng chờ được đến giờ ăn trưa, ba người vẫn như cũ ngồi vây quanh cùng nhau ăn lẩu.

Từ Sương không chỉ chuẩn bị đậu phụ, còn có miến và cải trắng, củ cải cắt thành miếng, khoai tây cũng được cắt vừa ăn, có cá thái miếng cũng có thịt thỏ cắt lát.

Vương Anh đem miếng thịt thỏ nhúng vào nồi lẩu cay sau đó lăn vào đĩa dầu mè, ăn vào miệng vừa mềm vừa tươi.

Đậu hụt thấm nước lẩu, càng cay hơn! Miến và cải trắng ăn cũng rất ngon.

Từ lão thái chê: “Vẫn không bằng cha con làm.”

Từ Sương: “...”

Đương nhiên là như vậy rồi, khi đó cha anh là đầu bếp cho gia đình giàu có, đều sử dụng bơ.

Bây giờ thì anh đi đâu tìm bơ được.

Còn Vương Anh lại rất thích, cô chỉ tiếc là không có tương vừng.

Từ Sương: “Chờ sang năm đi.”

Trước mùa đông năm sau, anh phải chuẩn bị thật tốt, cái gì mà tương vừng, hải sản, còn có cả rau nữa, mọi thứ đều chuẩn bị thật nhiều.

Ăn xong lẩu cay, có chút ở đáy nồi cũng không nỡ bỏ đi, chia một nửa cho Từ lão thái, nửa còn lại Từ Sương giữ lại, buổi tối chuẩn bị làm cá cay.

Theo Vương Anh tính toán thì, ngày mai chính là giao thừa.

Từ Sương hỏi: “Ngày mai chúng ta chuẩn bị sớm một chút.”

Những món ăn trong đêm giao thừa rất đặc biệt, ít nhất phải có cá, thịt thỏ, còn có thịt lợn lần trước chia, thậm chí còn cả nửa con gà Từ Sương giữ lại từ trước.

Vương Anh nghe qua liền chảy nước miếng, cảm thấy cuộc sống như này rất tốt đẹp.

Sáng sớm ngày 31, đã có người đến chúc tết, việc này là tục lệ của thôn, từ ngày 30 đã coi như là tết. Cả ngày 30 người ta cũng la cà đi chúc tết, buổi sáng mùng một mới đi chúc tết gia đình có bổn phận cao.

Trong nhà Vương Anh vẫn còn kẹo thừa từ ngày kết hôn, không quan tâm đứa trẻ tới nhà có quen biết hay không, Vương Anh đều sẽ cho hai cái. Vậy nên đã biến nhà mình thành ngôi nhà nổi tiếng nhất, không quan tâm đứa trẻ là con ai đều tới lấy kẹo.

Vương Anh vẫn chưa có con, nhà họ Từ cũng là nhà khác họ, cho nên năm nay cô không cho ai tiền mừng tuổi, mà rất công bằng cho kẹo.

Đã cho xong một vòng, Vương Anh mới đi đến chỗ Trình Thục Phân một chuyến, trừ việc cho kẹo Trình Ngọc, cũng nói cho cô bé biết việc nhà Tiền Cúc Hoa.

Trình Ngọc hai mắt tỏa sáng: “Thật tốt quá!”

Tuy rằng người phụ nữ ly hôn, nhưng đối với Trình Ngọc mà nói, thì việc bỏ xuống một người đàn ông không biết làm gì, thật sự rất có lợi.

“Nếu vậy cô ấy sẽ không ở lại chỗ đó nữa đúng không, sẽ đến đây ở sao?”

Nơi mà Trình Ngọc và Trình Thục Phân sống từng là nơi định cư của dân làng, ngôi nhà cũng hỏng hóc ở nhiều chỗ. Nếu Tiền Cúc Hoa không có nhà ở, thật sự có khả năng là bị Điền Hữu Phúc sắp xếp đến nơi này.

Vương Anh: “Chị cũng không biết nữa.”

Hơn nữa việc Tiền CÚc Hoa cần suy xét không chỉ là nơi ở, mà còn là sức khỏe của cô ta trong lòng Vương Anh hiểu rõ, nếu chăm sóc tốt, về sau cũng không làm được việc tốn sức trên đồng.

Nhắc tới việc này, Vương Anh cũng cảm thấy lo lắng cho bốn mẹ con họ.

Ngược lại Trình Ngọc lại cảm thấy tiếc nuối: “Em muốn nuôi thỏ, ở chỗ các chị thỏ quá nhiều, nếu có thể bắt lại nuôi để ăn thịt thì thật tốt.”

Vương Anh lóe lên trong đầu một suy nghĩ.

Thỏ không nuôi được, là cho thỏ chủ yếu là thỏ hoang tính rất hoang dã, dù có bắt về thì xác suất nuôi được là rất thấp.

Nhưng…

Nếu đổi thành lợn thì như nào?

Trước đó cô thí nghiệm nuôi bằng bàn tay vàng, hiệu suất nuôi lợn cũng tăng lên rất nhiều.

Nếu những con lợn của đại đội được nuôi cùng nhau, về sau có thể để Tiền Cúc Hoa quản lý việc nuôi lợn này đúng không?

Trong đầu Vương Anh đã có ý tưởng, cô chưa vội đề xuất ngay với Điền Hữu Phúc.

Mùa đông vẫn còn rất dài, đợi trời sang xuân rồi hẵng mời Điền Hữu Phúc qua đây xem thử lợn cô nuôi, lúc ấy cũng dễ nói chuyện hơn.

Vương Anh không phải Thánh Mẫu, chỉ là cô thấy hình thức nuôi lợn hiện tại là “đông một con, tây một con”, tính ra năng suất chẳng đâu vào đâu. Kiểu nuôi lợn so le như vậy khiến lợn phát triển không đồng đều, ví như vợ chồng Vương Vĩnh Thuận, một năm xuất chuồng đều là một đến hai con.

Chi bằng góp ý với Điền Hữu Phúc, đẩy nhiệm vụ nuôi lợn sang cho một người đảm nhiệm, thế là mọi người đều nhẹ nhàng rồi.

Tốt nhất là lợn nuôi năng suất cao một chút, thế thì mỗi năm cũng có thể chia thịt nhiều hơn một đợt, bây giờ một năm chia làm hai đợt, đối với Vương Anh thì quá là thảm mà.

Thịt cá, thịt thỏ tuy ngon, nhưng không cách nào thay thế thịt lợn được!

Buổi chiều hôm Ba Mươi, nhà nhà đều rộn ràng tất bật chuẩn bị đón Tết, dù là gia đình nghèo túng, thì ngày này cũng phải ăn một bữa thật ngon.

Đêm Ba Mươi ăn uống mà bủn xỉn, có khi sang năm lại tiếp tục túng thiếu.

Vương Anh cũng không ngoại lệ, cô mang thịt thỏ Từ Sương giúp cô nấu sang cho Trình Thục Phân với Trình Ngọc, ngay lập tức đã xua đi bầu không khí u sầu, cô tịch trước khi bước qua năm mới tại căn nhà xập xệ của họ.

Trình Phục Phân không biết cảm ơn Vương Anh sao cho phải, vội vàng tặng cho Vương Anh chiếc khăn tay mà bà ấy thêu mấy ngày nay.

“Chiếc khăn này là tôi vô tình lẫn vào trong đống đồ mang theo, chỉ thêu cũng mang đúng hai cuộn. Mong cô đừng chê, chúc cô cùng Từ Sương sớm sinh quý tử.”

Vương Anh nhận lấy khăn tay, sờ qua cảm nhận được chất vải tơ tằm trơn láng, vừa nhìn đã biết ngay là vải tốt, trên bề mặt có mỗi chỉ đỏ với trắng, nhưng không hề đơn điệu, sợi đỏ đan xen sợi trắng, hai con cá vàng trên chiếc khăn màu gạo trông sống động như thật.

Trình Thục Phân có chút mất tự nhiên, sợ Vương Anh chê bai món đồ của tiểu tư sản.

“Ngày trước tôi đi diễn hí khúc có học qua thêu hoa, sau này tự thêu đồ diễn, tay nghề cũng không tốt lắm……”

Vương Anh không nghĩ vậy, chiếc khăn thêu này đẹp hơn nhiều so với chiếc khăn kiếp trước cô mua mấy trăm tệ ở Tô Châu.

“Tôi rất thích.”

Vương Anh tán thưởng: “Cô giáo Trình, cô khéo tay quá.”

Hát hí khúc đã hay, còn biết thêu thùa, nếu sống vào thời mấy chục năm sau nữa, chắc có khi là một bậc thầy có tiếng tăm rồi.

Trình Thục Phân: “Tôi đây chỉ là kẻ nghiệp dư thôi.”

Kiếp trước Vương Anh là người phương Bắc, nhưng lại rất thích những món đồ tinh xảo của vùng sông nước Giang Nam ở phương Nam. Cô ôm chiếc khăn như bảo vật quay về nhà.

Từ Sương và Từ lão thái đang loay hoay trong bếp, Vương Anh giơ chiếc khăn bước vào như dâng vật quý.

Từ Sương khó hiểu, nhưng thấy mặt mày Vương Anh hơn hở thì vẫn khen: “Đẹp lắm.”

Vương Anh duyên dáng quấn chiếc khăn quanh cổ, đi soi gương, Từ lão thái cũng ưng bụng: “Cái khăn này được đấy, đường thêu nét chỉ rất tinh tế.”

Vương Anh không biết thêu thùa, Từ lão thái biết sơ sơ, nhưng bà ấy hiểu biết sâu rộng lắm đó.

Vương Anh nghe Từ lão thái nhận xét đâu ra đó, liền đi qua để mẹ chồng ngắm kỹ.

Từ lão thái ngắm một lát thì tâm tình ngứa ngáy (*): “Kiểu thêu này mẹ từng thấy qua, hồi xưa đi làm công cho nhà người ta, cô chủ của nhà ấy học kiểu thêu này từ một nữ sư phụ được mời từ phương nam đến, học được vài năm, tay nghề thêu không tốt bằng cái khăn này.”

(*) Ý là vô cùng háo hức, muốn bắt tay vào làm ngay một việc gì đó.

Vương Anh nhìn vẻ thích thú của Từ lão thái, tiện thể hỏi: “Mẹ cũng từng học ạ?”

Từ lão thái hơi ngại: “Hồi nữ sư phụ còn ở đó mẹ cũng theo cô ấy học chút ít, nhưng người ta chủ yếu dạy cho cô chủ, mẹ chỉ học mấy thứ cơ bản này kia thôi.”

Vương Anh nhớ Từ lão thái âm thầm thêu một hai đoá hoa nhỏ lên cái áo bông bà may cho cô, đôi dép bông tặng cô cũng có châm thêm một lớp lông bên trong, hình như Từ lão thái rất hứng thú với những món đồ thủ công thêu thùa.

Vương Anh nghĩ một lát rồi nói: “Nếu mẹ muốn học, để con qua hỏi cô Trình thử xem.”

Từ lão thái vội xua tay, bà ấy chỉ tuỳ ý nói vài câu thế thôi chứ không muốn gây thêm phiền phức cho con dâu. Chuyện con trai cả liên lụy đã đủ mệt rồi, giờ lỡ mà dính dáng tới con dâu thì bà gánh không nổi.

Vương Anh: “Không to tát thế đâu ạ, Trình Thục Phân được đưa xuống cải tạo, lại không cần đến phòng họp thôn. Con ở bên này bận rộn, nhiều khi không sang bên đấy được, đôi lúc đành nhờ mẹ giúp con mang chút đồ cho cô ấy. Tới khi đó nếu mẹ muốn học thì mang đồ theo, lúc về đừng để lại đồ là được. Cũng đừng ở lại quá lâu, ai có thấy thì mẹ nói con nhờ sang giám sát người, đồ trong tay mang theo là để giết thời gian, người ta bắt bẻ gì được?”

Vương Anh nói một hơi, Từ lão thái nghe vậy cũng muốn thử.

Đúng là bà ấy rất thích những món đồ thêu thùa, xưa bà theo chồng bán mình vào nhà giàu để làm thuê, chồng bà còn có thể ra sau bếp uống rượu tán dóc chuyện trên trời dưới đất, còn bà chỉ là người ở giặt giũ quần áo cho người ta. Cả ngày trời quanh quẩn trong bốn bức tường của cái viện, ngày qua ngày, tháng qua tháng, cứ làm việc quần quật một cách tẻ nhạt khô khan.

Thêu thùa đâu chỉ là ý nghĩ của bà để giết thời gian, nó cũng là thú vui của bà ấy ở nơi đó.

Bây giờ có muốn tâm sự thì cũng không có ai để giãi bày cùng, ở chốn quê có vài bộ quần áo để mặc là khá lắm rồi, chứ đừng nói chi là thêu kiểu này kiểu kia, đa số mọi người cũng không quan tâm tới việc này.

Được Vương Anh cổ vũ, Từ lão thái châm chước: “Đi nhiều cũng không ổn, đợi sang xuân rồi mẹ lại đi.”

Vương Anh nghĩ chờ đến lúc ấy cô sang nói chuyện với Trình Thục Phân, có lẽ bà ấy sẽ không đồng ý. Trình Ngọc còn có thể dăm ba hôm thi thoảng ra ngoài dạo vài vòng, còn Trình Thục Phân kể từ hôm bà ấy chuyển đến đại đội thì chưa từng bước chân ra khỏi cửa, đã rất lâu rồi chưa gặp người khác.

Trong lòng Vương Anh biết rõ, từng có rất nhiều người bị điều xuống khó mà duy trì được sự sống, không chỉ vì môi trường kém, mà phần nhiều là bị người đời coi thường, ngày trước không ít người là nhân vật có máu mặt, sau khi bị đày về nông thôn chẳng còn ai nể mặt họ nữa, chỉ sự chênh lệch này thôi dũng đã đủ để bức tử họ rồi.

Nếu Trình Thục Phân có thể chuyện trò trao đổi cùng Từ lão thái về chuyện thêu thùa cũng coi như giúp bà ấy giải sầu phần nào.
Chương kế tiếp