Thập Niên 60 Gả Cho Đầu Bếp

Chương 95: Hộ khẩu huyện thành
Từ Sương làm sao mà không biết hai người họ lén lén lút lút làm việc gì, ngay cả Tạ Dược Tiến cũng chưa bao giờ nghĩ mình có thể qua mắt Từ Sương.

Nhưng anh ta dám chắc là dù Từ Sương biết cũng chẳng làm được gì.

Bọn họ đã xử lý xong xuôi tất cả trong mùa đông vừa rồi, không ai có thể nắm thóp được sơ hở gì.

Có lẽ là Từ Sương sẽ nói rằng người trong trấn có thể chứng minh tiệm có đóng cửa, nhưng ai đâu mà đi rình xem cửa tiệm xem họ làm cái gì, lúc nào mở cửa lúc nào đóng cửa?

Tạ Dược Tiến hết sức cẩn thận, anh ta đóng cửa không phải là đóng nguyên cả một ngày, mà là có hôm đóng nửa ngày, mở cửa nửa ngày.

Cứ thế xáo trộn ngày ngày sang ngày khác, nhà này nói hôm đó mở cửa, nhà kia nói hôm đó đóng cửa.

Còn anh ta sẽ nói là ngày đó các món trong quán đã bán hết nên đóng cửa, chỉ thế thôi.

Tạ Dược Tiến còn xen giữa hai lần đi lên huyện để mua sắm, ngoài mặt thì nói trong tiệm đồ gì cũng dùng hết rồi.

Một loạt cái cớ thay phiên cho nhau, có thể nói là không chê vào đâu được.

Có lẽ là mùa đông tiếp theo mánh khóe của họ sẽ bị Từ Sương chọc thủng, nhưng đến lúc đó anh ta vẫn có cách ứng phó như thường.

Anh ta đã thoả thuận với người ta về hàng hoá trong tiệm, hàng hoá không phải lấy luôn một lần, mà chia ra thành nhiều đợt, trừ khi là bị bắt ngay tại chỗ, nếu không anh ta đều có cách để ngụy biện.

Chẳng hạn như tuyết rơi rò rỉ vào tiệm, sợ bị đồ bị ẩm mốc mới dời sang nhà người khác để tạm bên đó, hay như đồ trong tiệm được tiêu thụ bình thường.

Sổ sách ghi chép giả của Tạ Dược Tiến sẽ được làm trước một ngày, còn làm sẵn thêm mấy bộ, tùy tình hình mà chuẩn bị trước ghi chép giả phù hợp để đối ứng.

Từ Sương nhìn Tạ Dược Tiến vừa nói xong thì liền đứng giữa giảng hoà cho anh và Vạn Quốc Đống, có vẻ là đã đoán được điểm này.

Tạ Dược Tiến đã lo liệu đút lót hết mọi thứ trong tiệm trừ Từ Sương.

Thậm chí ngay cả nhân viên của tiệm không biết bằng cách nào mà cũng bị Tạ Dược Tiến mua chuộc luôn.

Bây giờ mới ngẫm ra, chẳng qua là viện mấy cái cớ, như tiền công vẫn phát như thường lệ, nhưng trong nhà có người thân gì đó, muốn tới phụ giúp học việc này nọ, bịa chuyện nghe cũng thấy xuôi tai thật.

Nhân viên phục vụ có thể không biết nội tình ra sao, nhưng Tạ Dược Tiến ắt hẳn là có thể trấn áp được họ.

Từ Sương cảm thấy quá ư là nhạt nhẽo.

Vốn anh chỉ tiếp nhận một nửa công việc của tiệm ăn và xử lý chúng một cách có trật tự, nhưng có lẽ các nhân viên đều cảm thấy Tạ Dược Tiến tốt hơn.

Họ nghĩ Từ Sương keo kiệt, làm việc luôn theo khuôn phép, thua xa Tạ Dược Tiến - người chia chác lợi ích cho bọn họ.

Từ Sương nghĩ thầm, anh khen Tạ Dược Tiến có bản lĩnh không phải là cười nhạo anh ta, mà Tạ Dược Tiến thật sự có bản lĩnh.

Bị anh áp chế mấy năm mà chỉ trong một mùa đông Tạ Dược Tiến đã đưa sự việc đi xa đến nước này.

Từ Vạn Quốc Đống, cho đến cả các nhân viên phục vụ, mọi thứ từ trong ra ngoài đều xử lý sạch sẽ, không để lại dấu vết gì.

Vạn Quốc Đống được Tạ Dược Tiến khuyên bảo, sắc mặt dù vẫn khó chịu nhưng cũng hiểu bên nặng bên nhẹ.

Bất luận nói gì đi chăng nữa, trước mắt chuyện trong tiệm không thể thiếu Từ Sương được.

Ăn Tết xong ai ai cũng hỏi bao giờ Từ Sương quay lại, vị của món chân giò om ăn không giống hồi trước, còn nói sủi cảo với bánh bao nấu tệ quá.

Trong lòng Vạn Quốc Đống rõ mười mươi, dù họ không đóng cửa nửa mùa đông, doanh số mùa đông năm nay của họ vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước.

Bây giờ vẫn chưa thể đuổi Từ Sương đi được.

Vạn Quốc Đống điều chỉnh tâm trạng, rồi nói chuyện với giọng điệu của một vị lãnh đạo không tính toán so đo với nhân viên.

“Tiểu Từ, cậu còn trẻ, tôi cũng hiểu có một số chuyện không thể xoay chuyển được. Chuyện chứng nhận sơ cấp tạm thời gác lại, cậu có tay nghề tốt, Tạ Dược Tiến còn phải theo cậu học thêm. Cậu đã quay lại rồi thì chuyện trong tiệm chắc chắn vẫn giao cho cậu quản lý.”

Không phải Vạn Quốc Đống không tiếc, nguyên một mùa đông ông ta kiếm được 500 đồng, nếu làm thêm vài vụ nữa, thì ngay bây giờ ông ta có thể đưa con trai vào phố luôn rồi.

Nhưng Tạ Dược Tiến nói cũng đúng, sang xuân thì hàng dự trữ trong tiệm không nhiều, đều là thực phẩm mua dùng liền trong ngày, tiếp tục động tay động chân dễ bị chú ý.

Hằng năm đến mùa đông thực hiện một vụ là vừa đủ, rủi ro càng ít.

Lúc đó mọi người trong trấn đã quen tiệm ăn đóng cửa vào mùa đông, họ sẽ không cần thường xuyên đóng cửa rồi mở nửa buổi nữa. Dù gì việc làm ăn cũng chẳng khấm khá hơn, mỗi ngày làm một chút ít cũng chỉ đủ tạm giữ lại phần lớn cửa hàng.

Nghe Vạn Quốc Đống nói vậy, Từ Sương vẫn không thể hiện bất kỳ biểu cảm gì.

Vạn Quốc Đống lại nói thêm mấy câu cho có lệ, rồi chuẩn bị rời tiệm.

Trước khi rời đi thì bị Từ Sương ngăn lại.

“Còn chuyện gì nữa không?”

Từ Sương cũng không vòng vo, trực tiếp lấy giấy bút ra: “Mùa đông năm trước tôi đã viết đơn giao nhận rồi, bây giờ viết lại một lần nữa. Ông với Tạ Dược Tiến ký tên đi”

Đã biết hai người này làm việc mờ ám trong tiệm, bây giờ ý nghĩ duy nhất của Từ Sương là không để mình dính dáng tới.

Đến lúc giấy không gói được lửa, sự việc bại lộ, anh cũng có thể toàn thân rút lui.

Vạn Quốc Đống không muốn ký, song ông ta biết nếu không ký thì Từ Sương sẽ không tiếp nhận việc kinh doanh của ông ta.

Chỉ đành căm tức dựa theo quy trình tương tự đợt xin nghỉ phép trước đó của Từ Sương để ký lại một lần nữa.

Từ Sương gấp giấy tờ ký tá xong xuôi lại, quả thật là anh không có cách gì đả động tới Tạ Dược Tiến và Vạn Quốc Đông, nhưng anh cũng không tin hai kẻ này bị “nắm đấm thép” táng cho một vố mà không bị miếng trầy xước sứt mẻ nào.

Nhắc mới nhớ, thành ngữ “nắm đấm thép” này là Vương Anh dạy anh, Vương Anh nói, hạng người trộm cắp quen thói như Vương Diệu Tông, không sớm thì muộn cũng bị “nắm đấm thép” của Chủ nghĩa Xã Hội giúp mở mang tầm mắt.

Đúng như dự đoán, Vương Diệu Tông đã gặp xui xẻo.

Còn bây giờ, Từ Sương chờ xem khi nào đến lượt hai kẻ này diện kiến “nắm đấm thép”.

Từ Sương trở lại vị trí công tác, những chuyện đã qua như chưa từng tồn tại, Tạ Dược Tiến cũng quay trở lại vị trí nên có của mình, không mảy may nghĩ đến việc cạnh tranh cùng Từ Sương.

Sau khi Từ Sương về nhà đã kể lại chuyện cho Vương Anh nghe.

Vương Anh há hốc mồm thành chữ O luôn.

Không phải chứ, mấy tên này ăn gan hùm hả?

Làm sao có thể thực hiện vụ này một cách trót lọt thế!

Vương Anh: “Thằng cha mắt hí Tạ Dược Tiến này thiếu tiền lắm sao? Tiền lương rõ cao thế mà.”

Tiền lương làm công trong trấn đương nhiên thấp hơn so với trên huyện, nhưng chi tiêu của người trong trấn cũng không nhiều cỡ đó.

Một bên là núi, dựa vào núi mà kiếm sống, tốt hơn nhiều so với cuộc sống của người thành thị chỉ biết tiêu tiền mỗi tháng để mua thức ăn.

Như Từ Sương, nếu tiền lương mỗi tháng của anh không phải gửi cho anh trai thì việc anh dành dụm hết cũng không có gì lạ.

Tạ Dược Tiến đã làm việc trong nhà hàng quốc doanh mấy năm, cấp bậc không tăng, nhưng tuổi nghề có tăng, tiền lương mỗi tháng cũng hơn 20 một chút.

Sao mà không đủ chi tiêu được?

Từ Sương: “Tạ Dược Tiến không phải xã viên của xã Hồng Kỳ, cũng không phải người xã Thắng Lợi, cậu ta là người ở xã phía bên kia hạ lưu.”

Vương Anh nổi lên hứng thú: “Thế sao anh ta không kiếm việc gần nhà mà làm?”

Người tốt nghiệp cấp Hai, tìm một công việc trong xã có lẽ không khó.

Từ Sương kỳ quái nhìn Vương Anh: “Em chưa từng nghe nói về xã bên đó sao?”

Vương Anh cười ha ha đi qua, sao mà cô biết được, cô có phải nguyên chủ đâu.

Từ Sương giải thích: “Xã bên kia rất nghèo, sau thiên tai mấy năm mà vẫn chưa hồi phục trở lại, luôn nhận đồ cứu trợ từ chính quyền. Đồ cứu trợ được phát trong khoảng thời gian dài, thành ra người ta sinh tính làm biếng, nổi tiếng là xã của người làm biếng.”

Lười biếng thôi chưa đủ, người bên đó còn yêu đương sinh con đẻ cái, sinh một nùi con, đàn ông con trai nhiều. Bây giờ người ở xã xung quanh đều không muốn gả con gái nhà mình sang đó, không phải vì nghèo, mà vì phải sống chung với cả nhà chồng.

Từ Sương: “Anh chị, em trai, em gái nhà Tạ Dược Tiến có tất cả là 8 người.”

Vương Anh: “...8 người? Đông dữ vậy.”

Cái bụng chửa kia làm bằng sắt sao? Đẻ một hơi 8 đứa con!

Thế nên Từ Sương có thể hiểu lý do Tạ Dược Tiến không về bên xã của mình, sau khi về bên đó chắc chắn bị anh chị em đè đầu cưỡi cổ moi tiền, thế anh ta còn đi làm được công việc gì? Bị cả nhà làm biếng quen thói chờ chực hút máu.

Tư Sương nói tiếp: “Tạ Dược Tiến muốn định cư ở trong trấn, anh thấy có vẻ như gần đây cậu ta đang theo Vương Quốc Đống dò hỏi chuyện phân bổ nhà ở, còn nói chuyện về một nữ tri thức.”

Vương Anh vỗ tay: “Phải rồi! anh công tác cũng được mấy năm rồi, sao không hỏi chuyện phân bổ nhà ở?”

Hiện nay đều làm việc cho nhà nước, cấp phát nhà ở cho đơn vị công tác không phải là truyền thống sao?

Từ Sương bất lực: “Đại đội mình đã chia cho anh một mảnh đất nền rồi, anh không thể di dời hộ khẩu sang nơi khác được.”

Từ Sương nhìn Vương Anh vẫn chưa hiểu mô tê gì, thì giải thích một lượt cho cô nghe.

Đại khái là ban đầu anh chọn không di dời hộ khẩu, theo thường lệ anh công tác ở thị trấn thì nên chuyển hộ khẩu về hộ khẩu tập thể của đơn vị.

Nhưng anh nghĩ đến nhà mình vẫn còn mẹ già, cảm thấy không cần thiết. Cho nên không chuyển, tất nhiên hộ khẩu vẫn ở đại đội, nên được chia đất ở.

Con người không thể tham lam chiếm cả hai bên, đã có đất thì đương nhiên không cấp nhà nữa.

Từ Sương: “Nếu sau này vào trấn, e là phải chuyển đi thôi.”

Nếu trong huyện không phân bổ nhà cho anh, thì anh không có chỗ để ở.

Còn Vương Anh nghĩ khác, thời này ai ai cũng mong ước có hộ khẩu ở thành thị, để có được hộ khẩu ở đó mà vắt kiệt sức lao động tích góp mấy chục năm. Có ai ngờ được sau này là người người ước ao có hộ khẩu ở nông thôn?

Hộ khẩu ở nông thôn có đất đai, có một số nông thôn mới được xây dựng khang trang, hàng năm sẽ phát tiền cho người dân nữa.

Vương Anh: “Chúng ta về hỏi thử, có cách nào vào phố sống mà không cần đổi hộ khẩu không.”

Cô muốn giữ lại nhà cửa với hộ khẩu ở quê, mai mốt về già sẽ về ở.

Từ Sương: “Ừm, quay về hỏi sau.”

Anh không giống người khác, cố chấp phải có bằng được hộ khẩu ở phố, nhất là anh thường xuyên bán đặc sản vùng núi trong huyện, ngẫu nhiên gặp được một số dân thành thị, họ còn không có đủ cơm ăn áo mặc nữa là.

Vương Anh cũng cảm thán: “Thực ra nếu không phải vì vấn đề y tế và giáo dục thì chúng ta cứ như bây giờ vẫn khá tốt.”

Có sông có núi, ăn no mặc ấm, không khí cũng trong lành.

Từ Sương xoa đầu cô: “Người cùng tư tưởng với chúng ta khá ít, ai cũng ao ước lên thành thị sinh sống. Giống như chủ nhiệm hội phụ nữ trước của đại đội chúng ta, bà ấy bán nhà bán đất, làm việc quần quật kiếm vợ thành phố cho con trai, để rước con dâu về nhà, không những phải có “tam chuyển nhất hưởng” (*), mà còn mua 3 chỉ vàng nữa.”

(*)三转一响: một thuật ngữ ở Trung Quốc phổ biến trong những năm 1960 – 1970, dùng để gọi 4 món đồ (đồng hồ, xe đạp, máy may, đài radio) được xem là những món đồ hiện đại nhất thời đó. Là một trong những tiêu chí quan trọng để phụ nữ chọn bạn đời.

Vương Anh trợn tròn mắt: “3 chỉ vàng?”

Từ Sương nghe Từ lão thái nhắc nhiều, ít nhiều cũng nhớ sơ sơ: “Đúng vậy, nghe đâu là anh cả tốn công tìm giúp, vàng không nặng, nhưng tiền bỏ ra không ít đâu.”

Vương Anh líu lưỡi, người thời nay mua ba chỉ vàng phải nói là đắt xắt ra miếng luôn đó.
Chương kế tiếp